Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội, thời gian qua, Tổ công tác liên ngành thành phố đã tổ chức làm việc trực tiếp với UBND các quận, huyện, thị xã để kiểm tra, rà soát, hậu kiểm và phân loại các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm theo các nhóm dự án và phân công các sở ngành thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã để tập trung xử lý.
Đối với các dự án chưa được nhà nước giao đất, cho thuê đất, UBND TP.Hà Nội chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội kiểm tra, rà soát đối với 135 dự án. Trong đó 11 dự án đang triển khai theo tiến độ đã được phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh; 12 dự án đề nghị loại bỏ khỏi danh sách do trùng lặp, nhà đầu tư đề xuất nghiên cứu khi chưa có ý kiến của UBND thành phố; 7 dự án, tiếp tục báo cáo UBND TP.Hà Nội chấm dứt hoạt động dự án theo quy định…
Với các dự án đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, Sở TN&MT đã phối hợp với liên ngành thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát đối với 404 dự án. Đến nay 105 dự án với tổng diện tích 299 ha đất chủ đầu tư đã chủ động khắc phục các tồn tại đề nghị đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai.
Có 8 dự án với tổng diện tích 34,4ha đất kiến nghị trình UBND thành phố thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động dự án. Bên cạnh đó, UBND thành phố đã có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định, chấm dứt hoạt động dự án đối với 12 dự án với tổng diện tích 177ha đất; Sở TN&MT tiếp tục có tờ trình bãi bỏ quyết định đối với 7 dự án với tổng diện tích 184,8 ha đất.
Có 71 dự án với tổng diện tích 112,3 ha đất, UBND thành phố đã xác định số tiền tương ứng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất với thời gian gia hạn 24 tháng với tổng số tiền 371,115 tỷ đồng.
Đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, dự án vi phạm do UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục đề xuất xử lý (số liệu ghi nhận đến hết quý I/2022). UBND các quận, huyện, thị xã đã bổ sung các dự án và tiếp tục đề xuất, kiến nghị xử lý đối với 173 dự án. Trong đó, 53 dự án đã có quyết định chủ trương (chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư, văn bản giao chủ đầu tư nghiên cứu) đến nay đã quá tiến độ thực hiện dự án nhưng chưa được nhà nước giao đất, cho thuê đất; 120 dự án đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chậm triển khai.
Với số liệu trên, UBND TP.Hà Nội phân công các sở ngành thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã tập trung thực hiện xử lý theo 9 nhóm dự án. Trong đó, đối với các dự án đã có kết luận thanh tra, kiểm tra thực hiện hậu kiểm việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo xử lý sau thanh tra, kiểm tra; đối với các dự án chưa có kết luận thanh tra, kiểm tra cần tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với từng dự án theo đúng quy định của pháp luật.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc