Đồng thời chú trọng phát triển sự liên kết giữa các công trình xây dựng ngầm với ga ngầm thông qua hầm bộ hành; Xây dựng một số quảng trường, không gian công cộng ngầm gắn với các ga đường sắt đô thị quan trọng…
UBND TP.Hà Nội vừa có Quyết định 913/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm - Thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050, tỷ lệ 1/10.000.
Khu vực nghiên cứu chính không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm thuộc địa giới hành chính 20 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín; Khu vực nghiên cứu định hướng, kết nối tại 05 đô thị vệ tinh gồm: Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên.
Đây là cơ sở lập quy hoạch chi tiết không gian xây dựng ngầm cho các khu vực đô thị, lập dự án đầu tư xây dựng ngầm trong khu vực đô thị trung tâm thành phố; Xác định không gian xây dựng ngầm tương thích với các công trình công cộng ngầm như trung tâm thương mại, dịch vụ, siêu thị, vui chơi giải trí, kho tàng, chỗ đỗ xe…bố trí ngầm trong các dự án đầu tư xây dựng công trình cao tầng, các khu chung cư cao tầng. Qua đó, góp phần xây dựng Thủ đô hiện đại, văn minh, phát triển bền vững.
Theo quyết định trên, tại khu phố cổ Hà Nội sẽ hạn chế tối đa việc xây dựng công trình ngầm.
Các khu vực có tiềm năng xây dựng công trình ngầm gồm: khu vực nội đô; khu vực phát triển mới cao tầng tại Bắc Sông Hồng và chuỗi đô thị Đông vành đai 4, các dự án trong vành đai xanh và tại các trục không gian Hồ Tây – Ba Vì, Tây Hồ Tây, Hồ Tây – Cổ Loa và khu vực dọc theo hành lang các tuyến đường sắt đô thị.
Các tuyến giao thông đường bộ ngầm chủ yếu bố trí tại các nút giao thông khác mức, các quảng trường như quảng trường sân vận động quốc gia Mỹ Đình, các khu vực công trình đầu mối sân bay, đường sắt quốc gia như: sân bay Gia Lâm, khu vực ga Hà Nội, ga Ngọc Hồi, Giáp Bát…
Mạng lưới đường sắt đô thị ngầm gồm các tuyến số 2,3,4,5,7,8: xây dựng kết hợp giữa đi trên cao, trên mặt đất và đi ngầm với tổng chiều dài phần xây dựng ngầm khoảng 86,5km và 81 ga ngầm trên các tuyến.
Các nút giao thông ngầm được bố trí chủ yếu từ vành đai 3 trở vào. Đồng thời quy hoạch các bãi đỗ xe công cộng ngầm tại khu vực 4 quận nội thành cũ với 78 địa điểm xây dựng, tổng diện tích sàn khoảng 104ha, công trình xây dựng tối đa là 5 tầng hầm và cho phép bố trí kết hợp với các chức năng thương mại dịch vụ.
Khu vực phát triển không gian công cộng xây dựng ngầm được xác định nằm tại các khu vực tổ hợp ga chuyển tàu hoặc các ga đường sắt đô thị có kết nối với nhau, phục vụ hành khách trung chuyển tàu, bao gồm 39 khu vực phát triển không gian công cộng xây dựng ngầm; tập trung trong khu vực nội đô từ vành đai 3 vào trung tâm với tổng diện tích 954ha, bố trí các chức năng chính: dịch vụ, thương mại, câu lạc bộ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí…
Quy hoạch cũng cho biết, khu vực khuyến khích hình thành không gian công cộng xây dựng ngầm gồm các khu vực nằm ngoài phạm vi 500m từ đầu mối giao thông công cộng. Các khu vực hiện hữu có nhu cầu xây dựng lại như tập thể cũ, các khu vực phải di dời khỏi nội đô… là khu vực khuyến khích xây dựng tầng hầm để sử dụng đất hiệu quả, triệt để. Định hướng quy hoạch 65 khu vực khuyến khích hình thành không gian công cộng ngầm với tổng quy mô diện tích khoảng 2.171ha.
Tại các đô thị vệ tinh Sóc Sơn, Sơn Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên: khuyến khích phát triển không gian công cộng ngầm xung quanh các tuyến đường sắt dự kiến kết nối với đô thị trung tâm.
Đối với đô thị vệ tinh Hoà Lạc và các khu vực dự kiến xây dựng các trường đại học, cơ sở nghiên cứu tại các đô thị vệ tinh khác thì khuyến khích xây dựng các công trình ngầm tại các khu thí nghiệm công nghệ cao, kho tàng, cơ sở lưu trữ và các khu sản xuất thử nghiệm hiện đại.
Bên cạnh đó, thành phố cấm xây dựng các tuyến đường dây đi nổi tại các khu đô thị mới, hạn chế và từng bước hạ ngầm các tuyến đường dây đi nổi hiện có tại các khu vực xây dựng hiện hữu trong các khu dân cư...
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.
Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Tại TP.HCM, dọc tuyến Metro số 2 sẽ có ba khu "đất vàng" được quy hoạch theo mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD).