Thứ tư, 08/05/2024

Hà Nội nghiên cứu xây dựng 2 thành phố trực thuộc

13/05/2023 8:00 AM (GMT+7)

TP Hà Nội sẽ nghiên cứu, xây dựng mô hình thành phố trực thuộc tại khu vực phía Bắc và phía Tây.


Hà Nội nghiên cứu xây dựng 2 thành phố trực thuộc - Ảnh 1.

Theo Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động số 23 của Thành ủy Hà Nội, TP Hà Nội đặt mục tiêu hình thành, phát triển các khu đô thị mới theo định hướng đô thị thông minh, đô thị sinh thái; đầu tư phát triển các đô thị có giá trị, tiềm năng về di sản, du lịch.

Đặc biệt, TP Hà Nội sẽ nghiên cứu, xây dựng mô hình thành phố trực thuộc tại khu vực phía Bắc (các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (khu vực Hòa Lạc, Xuân Mai).

UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giải pháp phát triển đô thị Hà Nội thông minh, hiện đại, có bản sắc, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước.

Thành phố cần tập trung hình thành một số cực tăng trưởng mới, từng bước tạo ra chùm đô thị.

Xây dựng đô thị theo hướng phát triển các đô thị vệ tinh; phát triển đô thị theo định hướng giao thông đi đôi với quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng và gia tăng dân số tại khu vực đô thị trung tâm.

Sở GTVT Hà Nội phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giải pháp đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dứt điểm các dự án giao thông đô thị, các tuyến vành đai hướng tâm, hệ thống giao thông tĩnh, nhất là sớm hoàn thành các tuyến metro.

Xu thế tất yếu

Việc quy hoạch 2 thành phố trực thuộc Thủ đô đã được đề cập tại Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII vào cuối năm 2022.

Với việc tập trung nguồn lực xây dựng các thành phố mới ở khu vực phía Bắc và phía Tây, TP Hà Nội đặt mục tiêu giảm tải về dân cư, hạ tầng giao thông, xã hội cho các quận trong nội đô lịch sử.

Hà Nội nghiên cứu xây dựng 2 thành phố trực thuộc - Ảnh 2.

Hà Nội sẽ nghiên cứu, xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (khu vực Hòa Lạc, Xuân Mai).

Trong kế hoạch định hướng phát triển năm 2023, ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, việc quy hoạch 2 thành phố trực thuộc nhằm tạo những cực tăng trưởng mới của thành phố, giúp kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội đô.

2 thành phố này sẽ vực dậy kinh tế các huyện còn rất khó khăn, thậm chí là vùng trũng ở xung quanh lên.

Từng trao đổi về vấn đề này, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, việc xây dựng 2 thành phố mới trong lòng Hà Nội là bước đi phù hợp, nhằm giảm tải cho các quận nội thành hiện nay.

Theo ông Nghiêm, từ quy hoạch năm 1998, tiếp đến quy hoạch chung Thủ đô năm 2011 cũng đã đề cập đến vấn đề này. Do đó, việc TP Hà Nội định hướng quy hoạch thêm 2 thành phố ở khu vực phía Bắc và phía Tây là xu thế tất yếu.

Hiện TP Hà Nội đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, trong đó đặt mục tiêu đưa 5 huyện (Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì, Đan Phượng) theo lộ trình lên quận vào năm 2025.

Trên cơ sở đó, Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực để các huyện này đảm bảo các tiêu chí của cấp quận trong 3 năm tới.

Theo Giáo dục & Thời đại

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Him Lam Thường Tín bàn giao sổ hồng sở hữu lâu dài, sở hữu nhà ở yên tâm hơn!

Him Lam Thường Tín bàn giao sổ hồng sở hữu lâu dài, sở hữu nhà ở yên tâm hơn!

Vừa qua, những cư dân đầu tiên của dự án Him Lam Thường Tín chính thức nhận bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) từ chủ đầu tư.

Long An đẩy nhanh phát triển bất động sản công nghiệp, đô thị

Long An đẩy nhanh phát triển bất động sản công nghiệp, đô thị

Chính phủ vừa cho phép tỉnh Long An chuyển mục đích sử dụng 43 ha đất trồng lúa sang mục đích thực hiện Dự án Cụm công nghiệp Tân Phú (huyện Đức Hòa). Ngoài bất động sản công nghiệp, Long An cũng đang tăng tốc xây dựng các khu đô thị.

TP.HCM tập trung xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông trọng điểm

TP.HCM tập trung xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông trọng điểm

Thời gian tới, TP.HCM sẽ tập trung xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông theo Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020 – 2030, ưu tiên xây dựng các tuyến liên kết vùng, tuyến tránh đô thị, các điểm kết nối giao thông vận tải.

Vướng tiền sử dụng đất, hàng loạt dự án tại TP.HCM chờ sổ hồng

Vướng tiền sử dụng đất, hàng loạt dự án tại TP.HCM chờ sổ hồng

Cơ quan chức năng cho rằng nếu triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tháo gỡ vướng mắc việc xác định tiền sử dụng đất, TP.HCM sẽ có khoảng hơn 100 hồ sơ dự án được giải quyết, với khoảng hơn 80.000 sổ hồng.

Siêu cảng Cần Giờ là dự án quan trọng trong quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Siêu cảng Cần Giờ là dự án quan trọng trong quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Đến năm 2030, vùng Đông Nam Bộ sẽ tập trung đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng, liên vùng, trong đó có việc đầu tư các tuyến đường sắt kết nối vùng, đường sắt đô thị...

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Ủy ban Nhân dân TP.HCM vừa quyết định thu hồi dự án nhà thi đấu thể thao Phan Đình Phùng từ Phát Đạt để chuyển sang hình thức đầu tư công do công ty này chưa thể triển khai thi công.