Thứ hai, 06/05/2024

Hai quỹ ngoại đến từ Singapore quyết "gom" cổ phiếu Vinamilk, vì sao?

18/02/2024 8:00 AM (GMT+7)

Cả hai quỹ ngoại đến từ Singapore hiện đang là cổ đông lớn của Công ty CP Sữa Việt Nam (HoSE: VNM) vừa tiếp tục đăng ký mua vào mỗi quỹ gần 20,9 triệu đơn vị.

Chi gần 3.000 tỷ đồng để mua gần 41,8 triệu cổ phiếu VNM

Cụ thể, quỹ ngoại Platinum Victory Pte. Ltd (Singapore) vừa đăng ký mua vào gần 20,9 triệu cổ phiếu VNM trong thời gian từ ngày 21/2 - 21/3/2024 theo hình thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh. Hiện quỹ Platinum Victory Pte. Ltd đang sở hữu gần 221,9 triệu cổ phiếu, chiếm 10,62% vốn tại VNM.

Nếu giao dịch thành công, quỹ ngoại này nâng sở hữu lên 242,7 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 11,62%.

Hai quỹ ngoại đến từ Singapore quyết "gom" cổ phiếu Vinamilk, vì sao?- Ảnh 1.

Hai quỹ ngoại đến từ Singapore quyết "gom" cổ phiếu Vinamilk

Một quỹ ngoại khác cũng đến từ Singapore là F&N Dairy Investments Pte Ltd cũng đăng ký mua vào đúng gần 20,9 triệu cổ phiếu đã đăng ký trước đó trong thời gian từ ngày 19/2 - 19/3/2024 theo hình thức thỏa thuận và khớp lệnh, nhằm mục đích đầu tư.

Nếu giao dịch thành công, F&N Dairy Investments Pte Ltd nâng sở hữu từ hơn 369,7 triệu cổ phiếu (17,69%) lên hơn 390,6 triệu cổ phiếu (18,69% vốn) tại VNM.

Kết phiên 16/2, giá cổ phiếu VNM đóng cửa ở mức 70.000 đồng/CP. Tạm tính theo mức giá này, tổng số tiền mà 2 quỹ ngoại Platinum Victory Pte. Ltd và F&N Dairy Investments Pte Ltd phải chi là gần 3.000 tỷ đồng để hoàn tất 2 thương vụ trên.

Đáng chú ý phiên 16/2 vừa qua, cổ phiếu VNM tăng 3,55%, qua đó leo lên mức 70.000 đồng/CP, cao nhất trong vòng 3 tháng. Vốn hóa thị trường tương ứng đạt xấp xỉ 146.300 tỷ đồng (~6 tỷ USD).

Đáng chú ý, dòng tiền đổ vào cổ phiếu đầu ngành sữa rất mạnh đẩy khối lượng giao dịch tăng đột biến lên trên 11 triệu đơn vị, gấp hơn 4 lần bình quân phiên trong một năm trở lại đây. Đây cũng là khối lượng giao dịch lớn thứ 2 trong lịch sử của cổ phiếu VNM, chỉ sau phiên kỷ lục ngày 23/6/2023.

Vì sao cổ phiếu VNM gây chú ý? Theo giới đầu tư, cổ phiếu VNM đang được kỳ vọng đón "sóng" với những câu chuyện bên lề đáng chờ đợi như việc chuyển sàn từ UPCoM sang niêm yết trên HoSE của Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk – mã MCM). Hiện tại, Vinamilk đang chi phối hơn 86% cổ phần tại Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam – CTCP (Vilico – mã VLC), công ty mẹ nắm đến hơn 59% vốn tại Mộc Châu Milk.

Việc niêm yết trên HoSE sẽ góp phần nâng cao giá trị doanh nghiệp, tăng tính minh bạch về mọi mặt, cả về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác quản trị qua đó đảm bảo lợi ích cho cổ đông.

Thực tế, cổ phiếu MCM tăng mạnh thời gian gần đây có thể tác động tích cực đến hoạt động định giá lại khoản đầu tư của Vinamilk.

Hai quỹ ngoại đến từ Singapore quyết "gom" cổ phiếu Vinamilk, vì sao?- Ảnh 2.

Về kết quả kinh doanh, trong quý IV/2023, biên lãi gộp của Vinamilk cải thiện đáng kể từ mức 38,8% cùng kỳ 2022 lên hơn 42,5%. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.351 tỷ đồng, tăng 24% so với quý IV/2022 qua đó ghi nhận quý thứ 3 liên tiếp tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế cả năm 2023, VNM đạt lãi ròng 9.019 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2022.

Mã VNM có thực sự hấp dẫn?

Trong báo cáo mới phát hành, Chứng khoán ACB (ACBS) khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VNM của Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM).

Theo quan điểm đầu tư của ACBS, Vinamilk công bố doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt tăng trưởng 3,7% và 25,8% trong quý IV/2023, nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện. Lũy kế năm 2023, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 60.369 tỷ đồng (tăng 0,7% so với cùng kỳ) và 9.019 tỷ đồng (tăng trưởng 5,2%), hoàn thành 100% dự phóng của chúng tôi. Doanh thu thành phẩm, chiếm 94% tổng doanh thu, tăng 0,7%.

Doanh thu nội địa, tiếp tục đóng góp nhiều nhất (khoảng 83%) vào doanh thu thành phẩm của công ty, giảm 0,2% so với mức giảm 1% của ngành sữa (dữ liệu của AC Nielsen do VNM thu thập).

Theo đó, thị phần công ty tăng 1,3% trong năm. Về cơ cấu sản phẩm, sữa đặc và sữa chua ghi nhận tăng trưởng dương trong khi doanh thu sữa nước hầu như đi ngang. Nhóm sữa bột vẫn khó khăn khi ghi nhận doanh thu sụt giảm.

Doanh thu từ thị trường nước ngoài tăng 5,4% trong năm 2023. Trong đó, doanh thu từ các công ty con ở nước ngoài (AngkorMilk ở Campuchia và Driftwood ở Mỹ) tăng 6,5% và doanh thu xuất khẩu tăng 4,4% so với cùng kỳ. Ngoài thị trường chính là Trung Đông, công ty ghi nhận một số tín hiệu tích cực từ các thị trường mới ở châu Á.

Biên lợi nhuận gộp mở rộng cùng với lợi nhuận tài chính tăng mạnh (tăng 59%, chủ yếu nhờ thu nhập lãi) hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận của công ty, mặc dù tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/ doanh thu thuần tăng lên 24,5% trong năm 2023 (2022: 23,6%) nhằm thúc đẩy thị phần. Biên lợi nhuận gộp 2023 đạt 40,7%, tăng so với 39,9%trong năm 2022 nhờ giá sữa nguyên liệu giảm.

Mặc dù có xu hướng nhích lên trong thời gian gần đây nhưng giá của một số nguyên liệu sữa chính (bột sữa) vẫn đang trong xu hướng giảm kể từ nửa cuối năm 2022 (nhờ Trung Quốc giảm nhập khẩu) và dao động quanh vùng giá của giai đoạn 2019-2020. Tác động tích cực từ giá sữa nguyên liệu sữa thuận lợi được kỳ vọng sẽ đưa lợi nhuận của VNM tăng trưởng cao hơn trong năm 2024.

ACBS duy trì dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của VNM năm 2024 là 62.993 tỷ đồng (tăng trưởng 4,3%) và 9.938 tỷ đồng (tăng 10,1%). Giá mục tiêu của ACBS cho VNM cho 12 tháng tới là 80.300 đồng/CP (tổng tỷ suất lợi nhuận 24,7%), đồng thời khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lotte Card bơm thêm vốn "khủng" vào Việt Nam

Lotte Card bơm thêm vốn "khủng" vào Việt Nam

Quyết tâm mở rộng kinh doanh tại Việt Nam vì mục tiêu tăng trưởng, công ty phát hành thẻ tín dụng lớn thứ 5 ở Hàn Quốc đã bơm thêm 68 triệu USD nữa vào công ty con có tên Lotte Finance Việt Nam.

Long An duyệt kế hoạch triển khai dự án nhiệt điện LNG lớn

Long An duyệt kế hoạch triển khai dự án nhiệt điện LNG lớn

UBND tỉnh Long An vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II với tổng công suất dự kiến 3.000 MW tại huyện Cần Giuộc.

Cựu CEO HSBC Việt Nam làm quyền Tổng Giám đốc OCB

Cựu CEO HSBC Việt Nam làm quyền Tổng Giám đốc OCB

Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 6/5/2024. Chức danh của ông là quyền Tổng Giám đốc.

Điệp khúc lỗ kéo dài tại HAGL Agrico

Điệp khúc lỗ kéo dài tại HAGL Agrico

Quý 1/2024, HAGL Agrico tiếp tục báo lỗ với mức thua lỗ thu hẹp hơn một nửa so với cùng kỳ. Gánh nợ vẫn nặng nề, nhưng chủ nợ lớn nhất lại không phải là ngân hàng.

Fed không hạ lãi suất, tỷ giá trong nước sẽ neo cao trong ngắn hạn

Fed không hạ lãi suất, tỷ giá trong nước sẽ neo cao trong ngắn hạn

Quyết định mới nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về việc giữ nguyên lãi suất cao sẽ tiếp tục tác động lên tỷ giá của đồng Việt Nam.

Hút nhiều "đại bàng" FDI, Bà Rịa - Vũng Tàu lên ngôi đầu bảng

Hút nhiều "đại bàng" FDI, Bà Rịa - Vũng Tàu lên ngôi đầu bảng

Thu hút nhiều dự án đầu tư lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu vươn lên vị trí số 1 cả nước về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới trong 4 tháng đầu năm, với kết quả hơn 1,52 tỷ USD.