Chiều 14/12, đại diện Cục QLTT TP.HCM cho biết, đơn vị vừa tiêu hủy đối với 10.579 đơn vị sản phẩm vi phạm, có tổng trị giá 573.164.500 đồng.
Cụ thể, có 6.195 đơn vị sản phẩm quần các loại, áo các loại, vớ (tất), găng tay, nón vải, túi xách… trong đó có 1.083 đơn vị sản phẩm quần, áo, nón các loại có hóa tiết hình rằn ri và 1.315 kg vải các loại, không phù hợp với các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2017/BCT; 1.368 chai dầu gió; 23 chai rượu vang các loại không đủ điều kiện lưu thông thị trường; 1.350 vỏ hộp khóa có in chữ ZANI và hình logo màu đỏ…
Hôm 27/11, Đội QLTT số 8 (TP.HCM) ban hành quyết định tiêu hủy là 660 kg đường cát vàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trị giá 15.180.000 đồng. Phương thức tiêu hủy được áp dụng là hòa tan trong nước và chuyển vào hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về môi trường.
Trước đó, ngày 24/11, tại Chi nhánh Môi trường Đô thị Sài Gòn - Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM, địa chỉ: số 150 Lê Đại Hành, Phường 7, Quận 11, TP.HCM, Đội Quản lý thị trường số 14, Cục QLTT TP.HCM đã thực hiện giám sát buộc tiêu hủy đối với 1.911 đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm, có tổng trị giá 136.330.000 đồng.
Số hàng hóa vi phạm bị buộc tiêu hủy đợt này thuộc 10 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Cục Quản lý thị trường TP.HCM ban hành, gồm các sản phẩm hàng hóa là giày dép, quần áo, ốp lưng điện thoại, phụ tùng xe gắn máy… là hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu Louis Vuitton, Chanel, HONDA… Phương thức tiêu hủy được áp dụng: cán, hủy hình dạng ban đầu và đốt hủy trực tiếp trong lò đốt ở nhiệt độ cao, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về môi trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.