Hàng không phục hồi: Công ty của vua hàng hiệu Hạnh Nguyễn và ACV làm một quý ăn cả năm
Phúc Minh
30/07/2022 4:33 PM (GMT+7)
Hàng không phục hồi, Sasco do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm chủ tịch và ACV hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng không tại các sân bay, ghi nhận lợi nhuận quý II/2022 vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Hàng không phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid-19 với nhu cầu di chuyển nội địa tăng vọt khiến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng không tại các sân bay ghi nhận kết quả hết sức khả quan.
Lợi nhuận Sasco: Công ty của ông Hạnh Nguyễn hưởng lợi nhờ hàng không phục hồi
Công ty CP Dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất (Sasco) do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm chủ tịch vừa ghi nhận kết quả kinh doanh rất khả quan trong quý II/2022.
Theo báo cáo tài chính do Sasco vừa công bố, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ quý II/2022 đạt 296 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu từ các mảng kinh doanh cốt lõi của Sasco đều tăng vọt. Cụ thể, doanh thu từ hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế đạt 74 tỷ đồng (chiếm 25%), doanh thu hàng hóa tại trung tâm thương mại và các chi nhánh khác đạt 42 tỷ đồng (chiếm 14%), doanh thu từ hoạt động phòng chờ tại sân bay đạt 68 tỷ đồng (chiếm 23%), còn lại là doanh thu từ các hoạt động khác.
Chi phí bán hàng trong kỳ cũng tăng gấp đôi nhưng Sasco kiềm và tiết giảm chi phí quản lý doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với cùng kỳ nên kết quả lợi nhuận rất tốt. Lợi nhuận trước thuế của Sasco trong quý II/2022 đạt 84 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ đến 14 tỷ đồng.
Đây là mức lợi nhuận theo quý cao nhất trong vòng 3 năm qua của Sasco, thậm chí cao hơn cả tổng lợi nhuận 6 quý liền trước cộng lại.
Ban lãnh đạo Sasco cho biết tình hình kinh doanh của công ty dần khôi phục khi số lượng các chuyến bay nội địa tăng lên, các chuyến bay thương mại quốc tế từng bước được nối lại, trong khi cùng kỳ năm trước công ty bị ảnh hưởng do phải thực hiện giãn cách xã hội vì Covid-19.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Sasco do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm chủ tịch đạt 427 tỷ đồng doanh thu (tăng gấp hơn 2 lần cùng kỳ), lợi nhuận trước thuế đạt 86 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 2 tỷ). Với kết quả kinh doanh này, Sasco vượt 5% kế hoạch lợi nhuận cả năm, chủ yếu là đóng góp từ kết quả kinh doanh quý II/2022.
Lợi nhuận ACV: Lãi 35 tỷ mỗi ngày
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) - doanh nghiệp quản lý 22 sân bay trong nước, trong 3 tháng quý II/2022 đạt doanh thu thuần 3.430 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái (theo báo cáo tài chính hợp nhất do ACV vừa công bố).
Đóng góp lớn nhất vào cơ cấu doanh thu của ACV là từ hoạt động cung cấp dịch vụ hàng không như dịch vụ cất hạ cạnh, phục vụ mặt đất, phục vụ hành khác, đảm bảo an ninh hành khách. Khoản này đóng góp đến 2.920 tỷ đồng (tương đương 85%). Doanh thu từ cung cấp dịch vụ phi hàng không, gồm cho thuê mặt bằng, cho thuê quảng cáo, sử dụng hạ tầng nội cảng… đạt 362 tỷ đồng.
Doanh thu trong kỳ của ACV tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giá vốn chỉ nhích tăng 20%, khiến lợi nhuận gộp ghi nhận đến 1.622 tỷ đồng (tăng gấp 60 lần so với cùng kỳ năm ngoái).
Hoạt động thuận lợi sau dịch lại có thêm khoản doanh thu từ hoạt động tài chính tăng thêm khoảng 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái, và tiết giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp, ACV ghi nhận lợi nhuận trước thuế lên đến 3.218 tỷ đồng.
Mức lợi nhuận này cao gấp 7,5 lần so với quý II/2021, đồng thời cao hơn cả tổng lợi nhuận hai năm 2020-2021 cộng lại.
Giải thích về kết quả lợi nhuận tăng đột biến, tương tự Sasco, ban lãnh đạo ACV cũng nhận định thị trường hàng không, nhất là hàng không nội địa khôi phục, không còn các lệnh giãn cách xã hội như năm ngoái và các chuyến bay quốc tế đang dần được nối lại.
Lũy kế nửa đầu năm 2022, doanh thu ACV đạt 5.538 tỷ đồng (tăng 62% so với quý II/2021), lợi nhuận trước thuế đạt 4.306 tỷ đồng (tăng gấp 2,9 lần so với quý II/2021). Với kết quả này, ACV đã vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm 2022 cả nghìn tỷ đồng.
Kết quả điều tra xu hướng tín dụng do đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy các tổ chức tín dụng dự báo lĩnh vực phát triển công nghiệp và xây dựng sẽ có nhu cầu vay vốn tăng cao nhất trong năm 2025.
Dù thị trường vàng ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong nhiều năm, các chuyên gia vẫn cho rằng vàng không phải là kênh đầu tư vượt trội. Thay vào đó, chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục là những lựa chọn sáng giá.
Bước qua tuần đầu tiên của năm 2025, nhiều ngân hàng chung xu hướng tăng lãi suất. Tuy nhiên, với từng kỳ hạn, các nhà băng niêm yết mức lãi suất khác nhau.
Kết quả điều tra xu hướng tín dụng do đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy các tổ chức tín dụng dự báo lĩnh vực phát triển công nghiệp và xây dựng sẽ có nhu cầu vay vốn tăng cao nhất trong năm 2025.
Dù thị trường vàng ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong nhiều năm, các chuyên gia vẫn cho rằng vàng không phải là kênh đầu tư vượt trội. Thay vào đó, chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục là những lựa chọn sáng giá.
Bước qua tuần đầu tiên của năm 2025, nhiều ngân hàng chung xu hướng tăng lãi suất. Tuy nhiên, với từng kỳ hạn, các nhà băng niêm yết mức lãi suất khác nhau.