Thứ hai, 29/04/2024

Lợi nhuận Thế Giới Di Động giảm tốc

30/07/2022 8:32 AM (GMT+7)

Doanh thu 6 tháng đầu năm tăng hơn 8.300 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận chỉ tăng 1%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp trong năm nay Thế Giới Di Động ghi nhận lợi nhuận lũy kế chỉ nhích tăng so với cùng kỳ năm trước.

Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, với khoản doanh thu tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận gần như giậm chân tại chỗ.

Lợi nhuận Thế Giới Di Động giảm tốc

Nửa đầu năm 2022, Thế Giới Di Động đạt tổng doanh thu 70.804 tỷ đồng, tăng 8.318 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức tăng 13%.

Về cơ cấu doanh thu, Thế Giới Di Động (bao gồm chuỗi Topzone) và Điện Máy Xanh chiếm 80,5%. Doanh thu của Thế Giới Di Động (bao gồm Topzone) xấp xỉ 19.000 tỷ đồng và doanh thu của Điện Máy Xanh là 38.000 tỷ đồng. Chuỗi Bách Hóa Xanh mang về 12.800 tỷ đồng, tương đương 18%. Phần còn lại đến từ các mảng kinh doanh khác.

Lợi nhuận Thế Giới Di Động giảm tốc - Ảnh 1.

Doanh thu tăng hơn 8.300 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận 6 tháng đầu năm chỉ tăng 1%

Phân tích về tốc độ tăng trưởng doanh thu, Thế Giới Di Động cho biết tổng doanh thu của chuỗi điện thoại Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 17% so với cùng kỳ. Hai chuỗi này tiếp tục gia tăng thị phần điện thoại, điện máy nhờ tăng trưởng vượt trội so với thị trường.

"Doanh số quý II/2022 tăng 12% so với quý II/2021 và chỉ giảm 11% từ mức đỉnh ghi nhận vào quý IV/2021, trong bối cảnh các doanh nghiệp cùng ngành đã sụt giảm 30-40%", phía Thế Giới Di Động nói về hai chuỗi điện thoại và điện máy.

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của Thế Giới Di Động lại chỉ đạt 2.576 tỷ đồng, nhích tăng 1% so với 6 tháng đầu năm 2021, nếu không muốn rằng kết quả này gần như giậm chân tại chỗ.

Đây là tháng thứ hai liên tiếp trong năm nay Thế Giới Di Động ghi nhận lợi nhuận luỹ kế chỉ nhích tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh tháng 5/2022 của Thế Giới Di Động cũng cho biết lãi sau thuế chỉ tăng vỏn vẹn 29 tỷ đồng so với 5 tháng đầu năm 2021 (tương đương mức tăng 1%).

Tại báo cáo mới nhất, Thế Giới Di Động không giải thích nguyên nhân tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn so với tăng trưởng doanh thu. Nhưng tại báo cáo trước đó, nói về biên lãi ròng lũy kế 5 tháng đầu năm chỉ đạt 3,7%, Thế Giới Di Động cho biết do lạm phát khiến chi phí đầu vào, chi phí vận hành tăng, trong khi doanh nghiệp thực hiện chiến lược giá bán cạnh tranh và chuỗi Bách Hóa Xanh đang chịu tác động ngắn hạn do thay đổi layout (cách bố trí).

Chuỗi Bách Hóa Xanh đang hoạt động ra sao?

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh số Bách Hóa Xanh giảm 4% so với cùng kỳ, do quý II/2021, hoạt động bán lẻ thực phẩm, hàng thiết yếu được hưởng lợi từ dịch Covid-19.

Thế Giới Di Động cũng thông tin nhiều về hoạt động tại chuỗi Bách Hóa Xanh, khi thời gian qua, tập đoàn liên tục quyết định đóng nhiều cửa hàng theo chiến lược tái cơ cấu mới.

Lợi nhuận Thế Giới Di Động giảm tốc - Ảnh 3.

Theo kế hoạch, Thế Giới Di Động sẽ rà soát xử lý theo từng nhóm cửa hàng, dự kiến vận hành 1.700-1.800 cửa hàng Bách Hóa Xanh vào cuối quý III/2022. Ảnh: Phúc Minh

Cụ thể, quá trình tái cơ cấu toàn diện theo hướng thay layout mới để nâng cấp trải nghiệm khách hàng bắt đầu từ tháng 4/2022. Tính đến hết tháng 6, Bách Hóa Xanh đã hoàn tất gần 1.500 cửa hàng. Doanh thu bình quân mỗi cửa hàng này đạt 1,2 tỷ đồng/cửa hàng. Dự kiến, hết tháng 7, Bách Hóa Xanh cơ bản hoàn tất thay loyout mới cho toàn bộ cửa hàng hiện hữu.

Thế Giới Di Động cho rằng đang cho thấy tín hiệu tích cực từ chuỗi Bách Hóa Xanh: Tổng doanh thu của Bách Hóa Xanh không giảm sau khi chuỗi đã đóng 251 cửa hàng trong tháng 5 và 6. Công ty dự kiến đạt mục tiêu doanh thu bình quân 1,3 tỷ đồng/cửa hàng sớm hơn kỳ vọng, ngay trong quý III năm nay, sớm hơn kỳ vọng ban đầu của công ty vào cuối năm 2022.

Về tiêu chí cân nhắc ngừng hoạt động cửa hàng Bách Hóa Xanh, Thế Giới Di Động cho biết đó là những cửa hàng hạn chế về vị trí và diện tích không thể thay đổi, tỷ lệ chi phí thuê trên doanh thu quá cao, khó đạt điểm hòa vốn ngay cả khi doanh thu cửa hàng tiếp tục tăng và không tối ưu về logistics do cách xa trung tâm phân phối.

Theo kế hoạch, Thế Giới Di Động sẽ rà soát xử lý theo từng nhóm cửa hàng, dự kiến vận hành 1.700-1.800 cửa hàng Bách Hóa Xanh vào cuối quý III/2022.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Bốn công ty giải pháp tài chính -- Zalopay, Lotte Finance, FE Credit và bảo hiểm OPES -- vừa trở thành đối tác chiến lược tại Việt Nam của công ty công nghệ bảo hiểm Igloo từ Singapore.

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, 4 tháng đầu năm 2024, các "ông lớn" như Google, Facebook, Tiktok, Microsoft, Netflix hoạt động ở Việt Nam đã nộp hơn 3.000 tỷ đồng tiền thuế.

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý đầu năm, Novaland (HoSE; NVL) tiếp tục ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 600 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với mức lỗ ròng hơn 410 tỷ đồng của năm ngoái.

Eximbank có chủ tịch mới

Eximbank có chủ tịch mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; HoSE: EIB) vừa công bố thông tin về việc bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT Eximbank, giữ chức chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.