Giải thích về địa danh Cồn Chim, những người dân sinh sống lâu năm ở đây cho biết ngày trước cồn là nơi trú ngụ của nhiều loài chim, cứ sáng chúng bay đi kiếm ăn, chiều tối lại bay về đây trú ngụ, nên người dân quen gọi là Cồn Chim.
Điểm đến Khu du lịch Cồn Chim
Cồn Chim hiện có 53 hộ dân với 210 nhân khẩu, đa phần sinh sống bằng nghề nông. Người dân sản xuất nông nghiệp theo hướng thuận thiên, nên không làm ảnh hưởng nhiều đến nét hoang sơ, mộc mạc, không khí trong lành của miền thôn quê.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân chào đón khách tham quan từ xa
Ở đây, người dân không đánh bắt cá bằng mắt lưới nhỏ hơn 1,8cm, không dùng kích điện, không đăng mé, hạn chế khai thác thủy sản tự nhiên vào mùa sinh sản; canh tác lúa và nuôi tôm thuận theo tự nhiên, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
Các hộ dân đang kiểm tra ao nuôi thả tôm
Khi phong trào du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng phát triển, được sự động viên của chính quyền địa phương, 13 hộ dân ở đây đã mạnh dạn tham gia làm du lịch. Bà con làm du lịch với tất cả lòng hiếu khách, đặc biệt là luôn dành những sản vật ngon nhất của nhà nông để thếch đãi khách phương xa.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân hướng dẫn khách tham quan tại Khu du lịch Cồn Chim
Cồn Chim có tổng cộng 13 địa điểm để du khách chọn lựa, khám phá. Mỗi nơi mang một nét đẹp và sức hấp dẫn riêng, không pha lẫn, không nhàm chán. Đến với Cồn Chim, du khách có thể trải nghiệm xay bột bằng tay, thưởng thức bánh lá mơ tại nhà "Cô Ba Sữa"; hoặc thưởng thức dừa xiêm thơm ngọt tại vườn dừa "Bé Thảo" do chính chủ nhân chặt dừa tiếp đãi.
Các lối đi của Khu du lịch Cồn Chim
Điều thú vị là khách sẽ thưởng thức nước dừa bằng ống hút được làm từ cỏ ống, rất thân thiện với môi trường. Nhiều năm nay, người dân Cồn Chim luôn nói không với rác thải nhựa.
Năm 2019, khi tỉnh Trà Vinh phát triển mô hình du lịch cộng đồng Cồn Chim, bà Nguyễn Thị Bích Vân là 1 trong 13 hộ đầu tiên tham gia mô hình này. Để đáp ứng thị hiếu của khách du lịch, bà Vân chăm chút cho homestay của mình rất tỉ mỉ từ góc bếp, bờ sông đến cái bàn, cái ghế.
Khách du lịch thưởng thức món bánh xèo truyền thống
Tất cả các vật dụng trong homestay đều mang đậm chất mộc mạc của nông thôn miền Tây. Căn bếp xưa của bà Vân chuyên phục vụ du khách với các món mứt truyền thống từ dừa non, mứt thơm, mứt mận và món sương sâm mát lạnh…
Món sương sâm truyền thống
Từ làm nông chuyển sang làm du lịch nên người dân không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu. Không ít người suy nghĩ phải định hướng nét độc đáo cho địa điểm du lịch tại nhà mình và món ăn đặc sản nào sẽ giới thiệu cho du khách thưởng thức khi đến đây. Thấu hiểu được nỗi lo của bà con nông dân, chính quyền địa phương và các ngành hữu quan cũng đã hỗ trợ, quan tâm sâu sát để người dân phát triển du lịch phù hợp.
Du khách thưởng thức dừa tại vườn dừa “Bé Thảo”
Bên cạnh đó, vốn đầu tư cũng là nỗi lo lớn của bà con trên đất Cồn Chim. Để thu hút khách du lịch, mỗi gia đình phải có một khoản kinh phí kha khá để cải tạo cơ sở vật chất cho chỉn chu từ mái nhà, ruộng lúa, vuông tôm, đến hàng dừa, luống hoa sao cho vừa có thẩm mỹ, vừa không làm ảnh hưởng đến nét đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng.
Khách du lịch trải nghiệm làm bánh lá tại “Bánh lá Cô Ba Sữa”
Thấu hiểu điều này, ngay từ khi mô hình du lịch cộng đồng Cồn Chim được khai thác, Agribank Chi nhánh Châu Thành - Trà Vinh đã đồng hành, hỗ trợ về vốn kịp thời giúp bà con yên tâm sản xuất và phát triển du lịch.
Agribank đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách vay vốn đến người dân, đặc biệt là các chương trình cho vay ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Bếp xưa Nam bộ Cô Vân
Theo thống kê của Agribank Chi nhánh Châu Thành - Trà Vinh, hiện tỉ lệ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm 98,7% trên tổng dư nợ. Chi nhánh đã cấp hạn mức tín dụng cho 7 khách hàng làm du lịch tại Cồn Chim với số tiền là 1,3 tỉ đồng.
Nhờ sự tiếp sức của Agribank, bà con làm du lịch ở Cồn Chim có điều kiện đầu tư bài bản hơn cho mô hình của gia đình mình. Lượng khách đến với địa chỉ này nhờ vậy mà luôn tăng theo tỉ lệ thuận.
Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, từ tháng 9-2019 đến nay (trừ quãng thời gian bị ảnh hưởng dịch Covid-19), các điểm du lịch cộng đồng ở Cồn Chim đã thu hút gần 20.000 lượt khách tham quan.
Du khách thích thú khi đến Khu du lịch Cồn Chim
Theo Agribank Chi nhánh Châu Thành – Trà Vinh, thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai, thực hiện các chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn kết hợp với du lịch cộng đồng tại Cồn Chim, nhất là gói cho vay theo chương trình ưu đãi lãi suất (theo quy định của Chính phủ, ngân hàng nhà nước).
Trong đó, bám sát các chương trình định hướng đầu tư của địa phương để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn vay thuận lợi hơn góp phần tích cực vào chuyển dịch cây trồng, vật nuôi kết hợp phát triển du lịch cộng đồng, từ đó tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ, tạo việc làm cho lao động tại địa phương.
Khai thác du lịch đúng cách, bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hoá là những gì mà người dân nơi đây đang nỗ lực thực hiện. Với sự nhiệt huyết của người dân sở tại, cùng với sự định hướng đúng đắn của chính quyền địa phương và sự đồng hành, hỗ trợ của Agribank, chắc chắn mô hình du lịch cộng đồng Cồn Chim sẽ tiếp tục phát triển và trở thành nét văn hóa du lịch độc đáo, riêng có của huyện Châu Thành nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung.
Dự luật cấm thịt chó tại Hàn Quốc nhận sự ủng hộ của đa số người dân, nhưng lại bị nhóm tiểu thương buôn bán thịt từ chó, mèo phản ứng căng thẳng.
Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đặc biệt, cộng đồng người Chăm này vừa đón nhận bảo vật quốc gia.
Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án "Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt" với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt.
Trung bình mỗi tháng, ngành du lịch TP.HCM thu khoảng 15.600 tỷ đồng. Đây cũng là địa phương dẫn đầu doanh thu du lịch cả nước. Điều gì khiến TP.HCM luôn đạt thành tích ấn tượng này?
Đà Lạt vẫn được biết đến với những món lẩu nổi tiếng như lẩu gà lá é, lẩu hoa atiso, lẩu gầu bò, thế nhưng còn một món lẩu nữa cũng được người dân Đà Lạt yêu thích và lựa chọn trong nhiều bữa tiệc, đó là lẩu cá tầm.
Mỗi độ thu về, có một người bỗng nhớ Hà Nội, quê ngoại yêu dấu của mình da diết. Mới đấy đã bốn mươi năm. Thuở ấu thơ, cô không bao giờ quên những lần về quê theo chân ông ngoại ra phố chơi, sà vào gánh hàng rong lạ lẫm, thưởng thức món cốm Vòng hương thơm ngọt dịu, thanh tao.