Trong kiến nghị vừa gửi lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, yêu cầu "luật hóa đất ở không hình thành đơn vị ở" không có tính "logic" và không phù hợp với Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị "Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn".
Hơn nữa, Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng không có định hướng về các khu du lịch nghỉ dưỡng có loại "đất ở không hình thành đơn vị ở".
Ý kiến đề nghị "luật hóa đất ở không hình thành đơn vị ở" cũng không phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, như khoản 1 Điều 125 Luật Đất đai 2013 quy định "người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài" trong trường hợp "1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng".
Tuy nhiên, theo HoREA, hiện nay có hiện tượng "lạ" là mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2022/NĐ-CP rất cụ thể và hợp lý, nhưng vẫn có một số hội, hiệp hội tiếp tục tổ chức các cuộc "tọa đàm", "hội thảo khoa học" để kiến nghị "giải cứu" bất động sản du lịch, như: Đề nghị gỡ "nút thắt" pháp lý để thị trường bất động sản du lịch phát triển; hoặc cần sớm giải quyết khối tài sản 30 tỷ USD đang "mắc kẹt" để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, nhà đầu tư; hoặc cần phải luật hóa "đất ở không hình thành đơn vị ở";…
Trên thực tế, tất cả các "kiến nghị" trên đây đều đã được xử lý theo các quy định pháp luật hiện hành của Luật Đất đai 2013, Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Thông tư 03/2021/TT-BXD và nhất là sau khi Nghị định số 02/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06/01/2022 (có hiệu lực từ 01/03/2022).
"Thực tế, kiến nghị "luật hóa đất ở không hình thành đơn vị ở" đều nhằm mục đích "bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, nhà đầu tư" (có dấu hiệu "lợi ích cục bộ"), chứ không hẳn là vì sự phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định, bền vững của thị trường bất động sản du lịch" – ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, nhận định.
Cũng theo ông Lê Hoàng Châu, Chính phủ đã ban hành Nghị định 02/2022/NĐ-CP "Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản" có hiệu lực từ ngày 01/03/2022 (thay thế Nghị định 76/2015/NĐ-CP), tại khoản 2 Điều 6 quy định về "Hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ du lịch/căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này".
Kết hợp với quy định tại Điều 104 Luật Đất đai 2013 về "Cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất" (sổ hồng) và Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định "Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở" thì về cơ bản đã đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư tại các dự án bất động sản có sản phẩm là "công trình xây dựng không phải là nhà ở, phục vụ mục đích lưu trú, du lịch", trong đó có đủ căn cứ để cấp "sổ hồng" cho "căn hộ du lịch (condotel)".
"Căn cứ các quy định pháp luật hiện hành trên, Sở Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh có thể thực hiện được thủ tục cấp "Giấy chứng nhận (sổ hồng)" quyền sở hữu bất động sản lưu trú, du lịch, trong đó có căn hộ du lịch (condotel)", ông Châu nói.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc