Theo giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc TPHCM Nguyễn Thanh Nhã, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đặt ra yêu cầu nghiên cứu định hướng phát triển huyện Hóc Môn và Củ Chi gắn với lộ trình chuyển đổi thành quận hoặc thành phố.
Chiều 12/4, tại TPHCM,Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúcđã chủ trì hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi năm 2022.
Tham dự hội nghị còn có Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; nguyên Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình;Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Giao thông và Vận tải Nguyễn Văn Thể…
Phát biểu khai mạc hội nghị,Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nêngửi lời cảm ơn đến Chủ tịch nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương, các tỉnh thành bạn, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đã sát cánh hỗ trợ, sẻ chia với lãnh đạo và người dân TPHCM trong thời điểm khó khăn nhất.
Ông Nguyễn Văn Nên cho biết hội nghị xúc tiến đầu tư lần này mang 3 ý nghĩa. Một là thực hiện thực hiện kế hoạch hành động của thành phố. Hai là thực hiện lời hứa của đại biểu Quốc hội trước cử tri trước khi ứng cử. Ba là tạo cơ hội để các cơ quan đơn vị, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tiếp tục đồng hành, thực hiện chiến lược phục hồi phát triển kinh tế thành phố.
Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại hội nghị xúc tiến đầu tư chiều 12/4
"Thông điệp của lần xúc tiến đầu tư này là nói phải làm, hứa phải giữ lời, làm thì làm đến nơi đến chốn" – ông Nên nhấn mạnh.
Bí thư Thành uỷ TPHCMcam kết sẽ nỗ lực tối đa, triển khai thực hiện với quyết tâm cao nhất, thời gian nhanh nhất, hiệu quả nhất với tinh thần tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp đến làm ăn.
Cùng với đó, TPHCM không ngừng nâng cao năng lực phục vụ, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thân thiện để tạo chuyển biến mới, cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn.
Báo cáo tại hội nghị, giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc TPHCM Nguyễn Thanh Nhã cho biết, định hướng điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 nhấn mạnh yêu cầu nghiên cứu một trong những hướng phát triển chủ đạo của TP về hướng Bắc - Tây Bắc, với đặc điểm địa chất tốt, địa hình cao, kết nối với Vùng I phía Tây Ninh, cửa khẩu Mộc Bài…, còn nhiều quỹ đất phát triển đô thị.
Theo ông Nhã, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM cũng đặt ra yêu cầu nghiên cứu định hướng phát triển huyện Hóc Môn và Củ Chi gắn với lộ trìnhchuyển đổi huyện thành quận hoặc thành phố, trong đó, Khu đô thị Tây Bắc dự kiến có sự điều chỉnh mô hình phát triển, hình thành khu đô thị hiện đại với các thuộc tính đặc trưng của đô thị thông minh.
Hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện Hóc Môn, Củ Chi thu hút hàng trăm nhà đầu tư đăng ký tham gia
Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc TPHCM cho rằng, địa bàn huyện Hóc Môn và Củ Chi có những đặc điểm thuận lợi quan trọng. Về trục phát triển, khu vực này nằm trên trục đường Bắc Nam kéo dài từ Trường Chinh – Cách Mạng Tháng Tám, tiếp giáp với khu vực đô thị hoá mạnh mẽ lan tỏa từ nội thành hiện hữu.
Tuyến metro số 2 cũng được định hướng kéo dài tiếp từ An Sương kết nối với khu đô thị Tây Bắc, kết hợp với tuyến đường sắt quốc gia từ Củ Chi đi Tây Ninh.
Bên cạnh đó, có một khu vực rộng lớn dọc theo hành lang sông Sài Gòn thuận lợi để phát triển các khu du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử và các cụm dân cư mật độ thấp theo hướng nghỉ dưỡng…
“Từ cửa ngõ Hóc Môn ở các hướng theo các tuyến khác nhau về sân bay Tân Sơn Nhất đều ở cự ly khoảng 15km” – ông Nhã nhấn mạnh.
Trưa cùng ngày, tại lễ đón nhận huân chương lao động hạng Ba do đích thân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi Phạm Thị Thanh Hiền cam kết chính quyền địa phương sẽ nỗ lực phấn đấu để sớm chuyển đổi, đưa huyện Củ Chi trở thành một thành phố trực thuộc TPHCM.
Huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi có tổng diện tích khoảng 544 ha, chiếm gần trọn phần diện tích phía Bắc - Tây Bắc, kết nối TPHCM với các đô thị Đức Hòa (Long An), Trảng Bàng (Tây Ninh), Thủ Dầu Một (Bình Dương) của các tỉnh cả miền Tây và Đông Nam Bộ.
Thị trường bất động sản phía Nam trong thời gian qua đã dần có chuyển biến tích cực. Theo các chuyên gia, việc các bộ Luật mới chính thức có hiệu lực cùng các dự án hạ tầng quy mô lớn được triển khai đóng vai trò chính.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND TP. Hà Nội xây dựng mới 5 cầu vượt nhẹ bằng thép nhằm giảm thiểu ùn tắc và tăng khả năng kết nối giao thông tại các quận Nam Từ Liêm, Long Biên, Thanh Xuân và Gia Lâm
Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (tên thương mại là Starlake Tây Hồ Tây) được xem là khu đô thị có giá chung cư, biệt thự, liền kề đắt đỏ bậc nhất thủ đô khi chung cư có giá hơn 100 triệu đồng/m2, biệt thự lên tới 850 triệu đồng/m2.
Tình trạng mặt bằng cho thuê đóng cửa hàng loạt, rao mãi không có người hỏi đang trở thành nỗi ám ảnh. Ở Hà Nội, TP.HCM, nhiều tuyến phố được mệnh danh “đất vàng” cho kinh doanh nay chứng kiến những bảng cho thuê dày đặc.
Thị trường bất động sản phía Nam trong thời gian qua đã dần có chuyển biến tích cực. Theo các chuyên gia, việc các bộ Luật mới chính thức có hiệu lực cùng các dự án hạ tầng quy mô lớn được triển khai đóng vai trò chính.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND TP. Hà Nội xây dựng mới 5 cầu vượt nhẹ bằng thép nhằm giảm thiểu ùn tắc và tăng khả năng kết nối giao thông tại các quận Nam Từ Liêm, Long Biên, Thanh Xuân và Gia Lâm
Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (tên thương mại là Starlake Tây Hồ Tây) được xem là khu đô thị có giá chung cư, biệt thự, liền kề đắt đỏ bậc nhất thủ đô khi chung cư có giá hơn 100 triệu đồng/m2, biệt thự lên tới 850 triệu đồng/m2.
Tình trạng mặt bằng cho thuê đóng cửa hàng loạt, rao mãi không có người hỏi đang trở thành nỗi ám ảnh. Ở Hà Nội, TP.HCM, nhiều tuyến phố được mệnh danh “đất vàng” cho kinh doanh nay chứng kiến những bảng cho thuê dày đặc.