Theo Ancient-Origins, đây là món cà ri cổ xưa nhất được phát hiện ở Đông Nam Á và cũng là cổ xưa nhất bên ngoài Ấn Độ.
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Quốc gia Úc (ANU, TP Canberra - Úc), Trung tâm Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ (TP HCM - Việt Nam) và Đại học Tôn Trung Sơn (TP Chu Hải - Trung Quốc) đã có phát hiện thú vị này khi khai quật ở Gò Sáu Thuận - tỉnh An Giang, thuộc quần thể di chỉ nền văn hóa Óc Eo.
Thông qua việc phân tích xác thực vật và 717 hạt tinh bột được thu hồi và chiết xuất từ 12 công cụ mài đá cổ đại được phát hiện tại một di chỉ thuộc nền văn hóa Óc Eo, họ đã tìm thấy dấu vết của gạo, nghệ, gừng, rễ cây, gừng cát, riềng, đinh hương, nhục đậu khấu và quế.
Trước sự ngạc nhiên của các nhà khoa học, các gia vị được bảo quản tốt đến nỗi nhục đậu khấu vẫn còn thơm dẫu niên đại của chúng được xác định là 2.000 năm trước.
Đặc biệt hơn, các hạt tinh bột từ nghệ và gừng có dấu hiệu vỡ, cho thấy các gia vị này đã được nghiền mịn.
Tất cả những yếu tố đó hướng đến một món ăn quen thuộc: Cà ri.
Điều đó càng được khẳng định khi bên cạnh là một bộ dụng cụ chế biến món cà ri đúng kiểu gồm cối, chày đá, một dụng cụ như chiếc đe dài 75 cm dùng để nghiền bộ gia vị, tương tự những thứ từng được khai quật ở Ấn Độ.
Ngoài ra, theo TS Hsiao-chun Hung từ ANU, trưởng nhóm nghiên cứu, nhiều loại gia vị trong số đó không có ở Việt Nam vào 2.000 năm trước, cho thấy chúng đã được nhập khẩu nhằm chế biến ra món cà ri.
Di chỉ này nằm giữa các con kênh cổ xưa ở Tây Nam Đồng bằng sông Cửu Long, nơi được cho là một thương cảng nổi bật thời cổ đại.
Từ lâu người ta đã cho rằng Ấn Độ có tác động mạnh mẽ đến Đông Nam Á, bao gồm các điểm tương đồng trong kiến trúc, ngôn ngữ, tôn giáo... ở một số vùng. Món cà ri 2.000 tuổi này cho thấy ảnh hưởng này mở rộng cả trong lĩnh vực ẩm thực.
Các bằng chứng đầu tiên về món cà ri bắt nguồn từ Ấn Độ hơn 4.000 năm trước.
Điều thú vị nhất là những thứ dùng trong món cà ri cổ đại này gần như được bảo tồn nguyên vẹn sau 2.000 năm, vẫn là những gia vị không thể thiếu trong cà ri kiểu Việt Nam và các nước Đông Nam Á ngày nay.
Ngoài ra, người Óc Eo cổ đại còn thêm vào công thức cà ri một thứ mà cà ri Ấn Độ không có: Nước cốt dừa, làm sánh và tạo thêm hương vị cho nước cà ri. Công thức này dường như đã lan tỏa rất xa và hiện nay được nhiều nước Đông Nam Á sử dụng.
Ngoài ra, điều này còn cho thấy di chỉ Óc Eo - một thành phố cảng sơ khai - còn là một điểm quan trọng trong mạng lưới giao thương đường biển phức tạp thời kỳ đó trong khu vực, được mệnh danh "Con đường tơ lụa trên biển", bao gồm hoạt đông buôn bán gia vị sôi động.
Theo Người Lao Động
Những tấm ảnh chụp mặt trời bằng điện thoại ở nhiều địa điểm, nhiều thời gian trong ngày hết sức sống động khiến khách tham quan thích thú. Chủ nhân những bức ảnh là một nữ doanh nhân, bà có niềm yêu thích chụp mặt trời bất tận.
Nghề làm đường thốt nốt của người Khmer huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, An Giang vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Tạp chí Condé Nast Traveler nổi tiếng của Mỹ đã đề xuất TP.HCM trong danh sách 25 điểm đến hàng đầu để ghé thăm vào năm 2025.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Khu vực đỉnh Fansipan ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp vào sáng sớm nay 23/11 nên đã xuất hiện lớp băng mỏng khiến du khách thích thú. Đây là các du khách thích săn mây và trải nghiệm cảm giác lạnh.
Các tác giả tham dự cuộc thi video clip “Tôi yêu Bà Rịa - Vũng Tàu” năm 2024 đã làm khó Ban Giám khảo và Ban Tổ chức (BTC) cuộc thi vì tác giả nào cũng chăm chút cho tác phẩm quá tỉ mỉ. Ngoài ra, BTC cũng nhận được số lượng vượt trội so với năm trước.