Thứ hai, 07/10/2024

Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam

23/04/2022 6:00 AM (GMT+7)

Việt Nam là đất nước có nhiều cảnh quan đẹp và lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa. SEA Games 31 là cơ hội để Việt Nam quảng bá các di sản văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể thế giới tới các du khách.


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 1.

Tháng 12/1999, Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Với khoảng 70 công trình xây dựng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII, Mỹ Sơn là khu đền thờ Ấn Độ giáo quan trọng nhất của Vương quốc Chăm Pa. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 2.

Nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm tại Mỹ Sơn hội tụ nhiều phong cách, mang tính liên tục từ phong cách cổ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 3.

Đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham quan Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 4.

Đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham quan Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 5.

Khu đền tháp nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km, xung quanh là đồi, núi trong mạch núi cao khoảng 100-400m từ Đông Trường Sơn qua Mỹ Sơn đến kinh đô Trà Kiệu. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 6.

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) rộng 18.000m2 trên tổng số hàng chục nghìn m2, tập trung ở khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và khu vực thành cổ Hà Nội, chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới ngày 31/7/2010. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 7.

Đoan Môn là cửa chính phía Nam vào Hoàng thành Thăng Long, được xây dựng vào thời nhà Lê và được tu sửa vào thời nhà Nguyễn. Đây là một trong 4 công trình ở Thăng Long còn sót lại là Cột cờ Hà Nội, Cửa Bắc Thành Hà Nội, Đoan Môn và nền Điện Kính Thiên. Đoan Môn có 5 cửa ra vào hình chữ U, hai cửa tận cùng bên cạnh là Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn vẫn còn nguyên vẹn. Hiện giờ cửa là lối ra vào của Hoàng Thành Thăng Long. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)


Cột cờ Hà Nội nay là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Cột Cờ gồm ba tầng đế và một thân cột. Tầng một mỗi chiều dài 42,5m, cao 3,1m. Tầng hai, mỗi chiều dài 27m, cao 3,7m có 4 cửa. Tầng ba, mỗi chiều dài 12,8m; cao 5,1m có cửa lên cầu thanh trông về hướng Bắc. Trên tầng này là thân Cột Cờ, cao 18,2m, hình trụ tám cạnh, thon dần lên trên, mỗi cạnh đáy chừng 2m. Đỉnh Cột Cờ được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3m có 8 cửa sổ tương ứng với tám cạnh. Giữa lầu là một hình trụ tròn, đường kính 40cm cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ (cán cờ cao 8m). Toàn bộ Cột Cờ cao 33,4m, nếu kể cả cán cờ thì là 41,4m. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 9.

Một góc Khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 10.

Công chúng trong và ngoài nước rất quan tâm tới các hiện vật khai quật được tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 11.

Tháng 12 năm 1999, UNESCO đã công nhận khu phố cổ Hội An là Di sản Văn hóa thế giới. Trong ảnh: Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính như một bức tranh sống động. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 12.

Hội An giữ được gần như nguyên vẹn với hơn một nghìn di tích, bóng dáng những ngôi nhà cổ rêu phong với hình ảnh người phụ nữ áo dài làm những con phố cổ càng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt khách dlich trong và ngoài nước. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 13.

Một góc Phố cổ Hội An đẹp lung linh về đêm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 14.

Khách du lịch trong và ngoài nước tham quan phố cổ Hội An. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 15.

Nằm bên bờ sông Hoài nên từ cuối thế kỷ 16, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành trình thương mại Đông - Tây, là một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam trong triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan ... thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hóa. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 16.

Chùa Cầu (còn gọi chùa Nhật Bản), công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Đây là nơi ngăn cách khu phố người Hoa và khu phố Nhật Bản. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 17.

Phố cổ Hội An luôn là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Thanh Hà /TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 18.

Hội Gióng là một Lễ hội truyền thống hết sức độc đáo trong hơn 8.000 lễ hội của Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong ảnh: Ngựa sắt của Thánh Gióng xung trận. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 19.

Tái hiện hình ảnh tướng giặc Ân sang xâm lược nước ta. (Ảnh: TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 20.

Ông Hiệu múa cờ lệnh trong hội Gióng ở đền Phù Đổng, báo hiệu bắt đầu vào trận. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 21.

Đội phù giá (quân chính quy của Thánh Gióng) rước nước từ giếng trước cửa đền Mẫu về đền Thượng (đền thờ Thánh Gióng). (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)


Khám phá vẻ đẹp các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam - Ảnh 22.

Đoàn Phù giá (tượng trưng cho quân sỹ của Thánh Gióng) từ đền Gióng sang đền Mẫu. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Lễ hội Nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 - 27/10 tại khu vực Thương xá Tã cũ. Nhiều hoạt động độc đáo giới thiệu và quảng bá nước mắm Việt sẽ diễn ra xuyên suốt 5 ngày tổ chức.

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Cầu Long Biên tồn tại bất chấp lũ lụt, vô tâm, lãng quên"

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Cầu Long Biên tồn tại bất chấp lũ lụt, vô tâm, lãng quên"

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cầu Long Biên vẫn tồn tại đến ngày nay, bất chấp thời gian, thiên tai và cả sự vô tâm, lãng quên của con người.

Chủ quán thịt chó Hàn Quốc đang điêu đứng

Chủ quán thịt chó Hàn Quốc đang điêu đứng

Dự luật cấm thịt chó tại Hàn Quốc nhận sự ủng hộ của đa số người dân, nhưng lại bị nhóm tiểu thương buôn bán thịt từ chó, mèo phản ứng căng thẳng.

Độc đáo lễ hội Katê trong văn hóa Chăm và bảo vật Linga vàng

Độc đáo lễ hội Katê trong văn hóa Chăm và bảo vật Linga vàng

Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đặc biệt, cộng đồng người Chăm này vừa đón nhận bảo vật quốc gia.

Quảng bá ẩm thực và du lịch Việt Nam qua chương trình mới từ tập đoàn châu Âu

Quảng bá ẩm thực và du lịch Việt Nam qua chương trình mới từ tập đoàn châu Âu

Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án "Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt" với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt.

Du lịch TP.HCM bội thu 15.600 tỷ đồng mỗi tháng

Du lịch TP.HCM bội thu 15.600 tỷ đồng mỗi tháng

Trung bình mỗi tháng, ngành du lịch TP.HCM thu khoảng 15.600 tỷ đồng. Đây cũng là địa phương dẫn đầu doanh thu du lịch cả nước. Điều gì khiến TP.HCM luôn đạt thành tích ấn tượng này?