Trong lúc thị trường bất động sản TP.HCM bắt đầu "ngấm đòn" vì kiểm soát tín dụng khiến thanh khoản nhiều phân khúc tuột giảm thì khu vực Bình Dương lại khá sôi động.
Hàng loạt dự án phát triển giao thông từ nguồn vốn đầu tư công mở ra triển vọng bứt phá cho tỉnh Bình Dương, kéo theo đó là "cơn lốc" đầu tư của nhiều doanh nghiệp bất động sản.
Theo đó, Bình Dương hiện đang chú trọng đầu tư công, phát triển hạ tầng giao thông, kết nối kinh tế vùng. Giai đoạn từ nay đến năm 2025, vốn ngân sách của tỉnh Bình Dương dành cho đầu tư công lên đến 50.000 tỷ đồng; ngân sách trung ương bố trí hơn 2.581 tỷ đồng. Riêng năm 2022, Bình Dương dự kiến bố trí trên 8.579 tỷ đồng từ ngân sách để thực hiện 113 dự án.
Bên cạnh đó, Bình Dương cũng đã phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống giao thông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nhiều tuyến giao thông huyết mạch sẽ được đồng loạt đầu tư, nâng cấp như quốc lộ 13, quốc lộ 14, quốc lộ 14C, đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn, đường ĐT 741, ĐT 743, ĐT 744, ĐT 746, ĐT 747; đường tạo lực Tân Uyên - Phú Giáo - Đồng Xoài, đường Phú Giáo - Đồng Phú, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, Vành đai 3, Vành đai 4, cầu Bạch Đằng 2…
Ngoài ra, Bình Dương còn đang kiến nghị Chính phủ cho nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt từ khu công nghiệp Bàu Bàng đến cảng quốc tế Thị Vải và kéo dài tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đến TP.Dĩ An…
Bên cạnh giao thông liên kết vùng, các tuyến giao thông đối nội cũng đang được Bình Dương đầu tư khá tốt. Điển hình như xây dựng đường từ ngã ba Tam Lập đến Bàu Bàng, đường Tân Long - Lai Uyên, đường Thủ Biên - Đất Cuốc, ĐH 501, ĐH 502, ĐH 503, ĐH 506, ĐH 508, ĐH 520... Các tuyến đường quan trọng này sẽ giúp liên kết thuận lợi các vùng sản xuất công nghiệp của Bình Dương.
Như vậy, tương lai Bình Dương sẽ sở hữu hệ thống giao thông đối ngoại và đối nội hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, nhu cầu giao thương, vận chuyển hàng hóa thông suốt và là đòn bẩy thúc đẩy tiến trình đô thị hóa trên diện rộng.
Đây là những tuyến giao thông huyết mạch không chỉ của Bình Dương và xuyên suốt từ Tây nguyên xuống vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Khi hoàn thành, hệ thống giao thông này sẽ giúp Bình Dương giữ vững vị thế dẫn đầu về phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư và làm bàn đạp phục hồi kinh tế - xã hội. Đây cũng là định hướng phát triển mà Bình Dương theo đuổi nhằm dịch chuyển sản xuất công nghiệp lên khu vực phía Bắc như Phú Giáo, Tân Uyên, Bàu Bàng…
Chính điểm mạnh về đầu tư hạ tầng, Bình Dương đã thu hút nguồn vốn FDI "khổng lồ". Theo đó, 6 tháng đầu năm, tổng vốn FDI của Bình Dương đạt trên 2,5 triệu USD, bằng 180% so với cùng kỳ năm 2021. Tính lũy kế, đến nay Bình Dương đang đứng thứ 2 cả nước về thu hút FDI với 4.053 dự án, tổng vốn đăng ký đạt hơn 39,55 tỷ USD, chiếm hơn 9,3% FDI của cả nước.
Thúc đẩy đầu tư công là động lực thúc đẩy nhiều ngành nghề, trong đó có bất động sản hồi phục và phát triển. Thời gian qua, nhiều tập đoàn nước ngoài đã công bố đầu tư tại Bình Dương. Đơn cử, hai tập đoàn LEGO và Pandora xây nhà máy trị giá hơn 1,1 tỷ USD tại khu công nghiệp VSIP 3. Khi hoạt động, hai nhà máy này sẽ tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động.
Tập đoàn Sharp thì đang xem xét xây thêm nhà máy thứ ba tại Bình Dương chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, điện thoại thông minh, đồ điện tử gia dụng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe… Tập đoàn AEON cũng đã được tỉnh Bình Dương giới thiệu nghiên cứu xây dựng trung tâm thương mại thứ hai tại thị xã Tân Uyên.
Mới đây, Gamuda Land đã tiết lộ kế hoạch mua lại một dự án thành phần của "siêu" dự án Thành phố mới Bình Dương. Gamuda Land đặt mục tiêu phát triển dự án này trở thành khu phức hợp với các hoạt động văn hóa, thương mại sầm uất ngay trung tâm Thành phố mới Bình Dương.
Trước đó, những tên tuổi lớn của nước ngoài như Tukyu, GoucoLand, CapitaLand, Setia, MapleTree, Sembcorp, AEON, Central Retail… đều triển khai các dự án đô thị, nhà ở hoặc bất động sản thương mại, bất động sản công nghiệp trên địa bàn Bình Dương.
Ngoài ra, các tập đoàn lớn của Việt Nam cũng nhanh chóng nhận diện tiềm năng của Bình Dương, nhất là đầu tư phát triển các dự án nhà ở đáp ứng nhu cầu đang tăng cao. Đơn cử như các tập đoàn Vingroup, Hưng Thịnh, Trần Anh, Cát Tường, Đất Xanh, Nam Long, Phú Đông… Hiện trên địa bàn Bình Dương đang có hàng trăm dự án lớn được phát triển.
Theo các chuyên gia, năm 2022 và giai đoạn tiếp theo, Bình Dương nhiều khả năng sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường bất động sản vùng ven TP.HCM nhờ hệ thống giao thông và kinh tế phát triển mạnh. Giàu triển vọng nhất là vùng tứ giác phía Bắc tỉnh Bình Dương gồm Phú Giáo, Tân Uyên, Bến Cát và Bàu Bàng - những khu vực nắm giữ lợi thế lớn bởi mặt bằng giá đất chỉ bằng một nửa so với ba thành phố Thủ Dầu Một hay Thuận An, Dĩ An.
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.