Mặt bằng cho thuê đóng cửa hàng loạt: "Khóc" trên đất vàng!
Minh Thùy
04/01/2025 7:56 AM (GMT+7)
Tình trạng mặt bằng cho thuê đóng cửa hàng loạt, rao mãi không có người hỏi đang trở thành nỗi ám ảnh. Ở Hà Nội, TP.HCM, nhiều tuyến phố được mệnh danh “đất vàng” cho kinh doanh nay chứng kiến những bảng cho thuê dày đặc.
Theo ghi nhận, trên các tuyến phố kinh doanh sầm uất của Hà Nội, rất nhiều biển tìm
người thuê mặt bằng kinh doanh được treo lên trong suốt một thời gian dài. Điển
hình các tuyến phố Nguyễn Thái Học, Chùa Bộc, Kim Mã, Xã Đàn, Thái Hà, Huỳnh
Thúc Kháng… cách đây vài năm được xem là địa điểm lý tưởng kinh doanh quần áo,
giờ im ắng, biển “cho thuê” giăng khắp phố.
Chị Kiều Trang – Chủ một căn nhà trên phố Kim Mã cho biết, Kim Mã là tuyến phố tập trung các cửa hàng
quần áo, phụ kiện thời trang, mặt bằng nhà chị rộng 50m2 từng một thời không
phải lo nghĩ đến việc tìm khách thuê thì nay treo biển từ cuối năm 2023 đến giờ
vẫn không có ai “chốt”.
Tại
quận Hai Bà Trưng, trên phố Bạch Mai, phố Vọng, Tạ Quang Bửu, Trần Khát Chân,
nhiều mặt bằng đang treo biển cho thuê với mức giá dao động 15-75 triệu
đồng/tháng, tùy diện tích. Tại phố Hàng Đào, Hàng Chiếu, Lý Thường Kiệt (quận
Hoàn Kiếm), chủ nhà đang treo biển cho thuê mặt bằng với mức giá dao động từ
20-110 triệu đồng/tháng.
Tại TP.
HCM, tình trạng mặt bằng cho thuê ế ẩm cũng đã kéo dài suốt thời gian qua. Ghi
nhận tại các tuyến đường kinh doanh sầm uất của TP.HCM như Đồng Khởi, Lê Lợi,
Lý Tự Trọng, Nguyễn Trãi, Lê Văn Sỹ, Phan Xích Long,… không khó để bắt gặp các
căn nhà cho thuê làm cửa hàng kinh doanh bị bỏ trống. Mặt tiền của những căn
nhà phố này tràn ngập các dòng chữ như “cho thuê mặt bằng” hay “cho thuê nhà”
và chi chít số điện thoại.
Một
nhân viên môi giới đang rao cho thuê mặt bằng kinh doanh mặt đường Đồng Khởi
cho biết, căn nhà này có diện tích sử dụng 500m2, giá thuê 200 triệu
đồng/tháng. “Giá thuê này đã giảm 15% so với lần cho thuê trước. Đây là mức giá
thấp nhất rồi, không thể giảm thêm được nữa thế nhưng mãi vẫn không chốt được
khách thuê” - nhân viên môi giới nói.
Anh
Thái Dương Quang, giám đốc một công ty bất động sản quy mô nhỏ tại Hà Nội cho
biết, thời gian qua, bộ phận sale mảng cho thuê của công ty, đặc biệt là cho
thuê mặt bằng kinh doanh gặp không ít khó khăn do cầu giảm mạnh. Từ đầu năm
2024 đến nay, những người cho thuê nhà bắt đầu phải điều chỉnh giá theo cơ chế,
mức giá để phù hợp hơn với những nhóm khách đi thuê.
“Để
tình hình cho thuê mặt bằng nhà phố hết ảm đạm, bản thân chủ cho thuê và người
thuê kinh doanh nên chủ động phương án ứng phó, thương lượng, có biện pháp
thích nghi với tình hình mới” – anh Quang nói.
Nguyên
nhân tình trạng ảm đạm của thị trường bất động sản cũng dễ nhìn thấy rõ. Nếu
như hơn một năm về trước, dịch bệnh Covid-19 được xem là nguyên nhân chính
khiến tình hình kinh doanh khó khăn thì nay xu hướng tiêu dùng vẫn đang được
xem là một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng trả mặt bằng cho thuê
diễn ra rầm rộ. Thương mại điện tử đang thay đổi cách người tiêu dùng mua sắm.
Khách hàng giờ ưa chuộng sự tiện lợi của việc mua sắm trên các sàn thương mại
điện tử như Shopee, Lazada, Tiki. Việc đến trực tiếp cửa hàng đã không còn là
lựa chọn duy nhất, khi mua sắm trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian, công sức và
thường đi kèm nhiều khuyến mãi.
Bên
cạnh đó, giá thuê mặt bằng cửa hàng mặt phố ngày càng tăng, trong khi lượng
khách hàng giảm dần do cạnh tranh từ các mô hình kinh doanh trực tuyến. Báo cáo
thị trường CBRE Việt Nam cho biết, giá thuê mặt bằng bán lẻ khu vực trung tâm
Hà Nội tại quý III/2024 đạt 172,7 USD/m2/tháng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm
trước, tăng 0,2% so với quý trước. Rất nhiều cửa hàng phải đóng cửa sau một
thời gian ngắn do không đủ doanh thu để bù đắp chi phí.
Một
nguyên nhân nữa cũng được đưa ra đó là, người dân đang chuyển sang mua sắm tại
các trung tâm thương mại hoặc khu vực ngoại thành, nơi có nhiều lựa chọn về
hàng hóa, khu vui chơi giải trí đi kèm. Những tuyến phố trung tâm đông đúc,
nhiều khi kém thân thiện với xe cá nhân, khiến khách hàng không muốn đến.
Giải pháp nào cho vấn đề mặt bằng cho thuê hiện nay?
Một
trong những nguyên nhân chính khiến mặt bằng cho thuê bị bỏ trống là giá thuê
quá cao, không phù hợp với nhu cầu thị trường hiện tại. Giải pháp đầu tiên và
hiệu quả nhất phải kể đến là làm sao chủ cho thuê mặt bằng cân đối được mức giá
cho thuê phù hợp với nhu cầu thị trường hiện tại. Các chủ nhà cần chủ động xem
xét và giảm giá thuê xuống mức phù hợp hơn, hoặc áp dụng các ưu đãi như miễn
phí thuê trong thời gian cải tạo để thu hút khách thuê.
Thay vì
chỉ tập trung vào các ngành truyền thống như thời trang hay ẩm thực, chủ mặt
bằng có thể hợp tác với các doanh nghiệp cần không gian sáng tạo, văn phòng
chia sẻ (co-working space), trung tâm giáo dục, hoặc dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Đây là những lĩnh vực vẫn có nhu cầu cao dù kinh tế khó khăn.
Để tìm
kiếm khách thuê tiềm năng, chủ nhà nên làm việc với các công ty môi giới uy
tín, có mạng lưới rộng và hiểu rõ thị trường. Điều này giúp tăng khả năng tiếp
cận đúng đối tượng và ký kết hợp đồng trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, có thể
sử dụng các nền tảng công nghệ để quảng bá mặt bằng rộng rãi hơn. Các trang web
bất động sản hoặc ứng dụng di động có thể giúp chủ nhà tiếp cận khách hàng tiềm
năng nhanh chóng và hiệu quả.
Một mặt
bằng được thiết kế đẹp, tiện nghi và phù hợp với xu hướng hiện đại sẽ có sức
hút lớn hơn. Chủ nhà nên cân nhắc đầu tư vào việc cải tạo không gian để tăng
giá trị cho mặt bằng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách thuê.
Trong
một số trường hợp, việc chuyển đổi từ kinh doanh thương mại sang nhà ở, căn hộ
dịch vụ hoặc văn phòng cho thuê cũng là giải pháp khả thi. Đây là hướng đi giúp
tận dụng hiệu quả tài sản trong bối cảnh nhu cầu mặt bằng bán lẻ giảm.
Một
giải pháp cũng có thể tính đến đó là cho thuê mặt bằng theo thời gian ngắn,
phục vụ các sự kiện, hội thảo, triển lãm hoặc pop-up store đang là xu hướng
mới. Các mô hình này không chỉ linh hoạt mà còn giúp chủ nhà có thêm nguồn thu
trong khi chờ đợi khách thuê dài hạn.
Với những
giải pháp trên, các chủ mặt bằng có thể từng bước thích nghi và cải thiện hiệu
quả kinh doanh trong bối cảnh đầy biến động. Đây không chỉ là bài toán kinh tế
mà còn là cơ hội để làm mới mình, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thay đổi của thị
trường. Thế giới kinh doanh đang thay đổi chóng mặt. Việc thích nghi nhanh
chóng và linh hoạt trong cách khai thác nhà mặt phố sẽ giúp các chủ nhà duy trì
giá trị tài sản và tăng hiệu quả kinh doanh. Nhà mặt phố, tuy không còn là lợi
thế tuyệt đối, nhưng vẫn có thể giữ giá trị như “vàng” hay “kim cương” nếu được
định hướng đúng cách.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND TP. Hà Nội xây dựng mới 5 cầu vượt nhẹ bằng thép nhằm giảm thiểu ùn tắc và tăng khả năng kết nối giao thông tại các quận Nam Từ Liêm, Long Biên, Thanh Xuân và Gia Lâm
Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (tên thương mại là Starlake Tây Hồ Tây) được xem là khu đô thị có giá chung cư, biệt thự, liền kề đắt đỏ bậc nhất thủ đô khi chung cư có giá hơn 100 triệu đồng/m2, biệt thự lên tới 850 triệu đồng/m2.
Nguồn cung căn hộ mở mới cả năm 2024 đạt khoảng 35.000 căn, cao hơn so với dự báo trước đó là 22.000 - 24.000 căn. Năm 2025, con số này được dự báo tăng lên mức 40.000 căn hộ cho cả hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM. Dù nguồn cung sẽ tăng đáng kể nhưng giá khó hạ.
Chủ tịch UBND TP.HCM giao Chủ tịch UBND Quận 1 chủ trì, làm việc với Sở ban ngành liên quan để đề xuất kế hoạch khai thác đối với khu vực trước Chợ Bến Thành, khu vực này cần được triển khai như Quảng trường Thời đại nổi tiếng ở Mỹ.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản đề xuất một số nội dung của Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND TP. Hà Nội xây dựng mới 5 cầu vượt nhẹ bằng thép nhằm giảm thiểu ùn tắc và tăng khả năng kết nối giao thông tại các quận Nam Từ Liêm, Long Biên, Thanh Xuân và Gia Lâm
Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (tên thương mại là Starlake Tây Hồ Tây) được xem là khu đô thị có giá chung cư, biệt thự, liền kề đắt đỏ bậc nhất thủ đô khi chung cư có giá hơn 100 triệu đồng/m2, biệt thự lên tới 850 triệu đồng/m2.
Nguồn cung căn hộ mở mới cả năm 2024 đạt khoảng 35.000 căn, cao hơn so với dự báo trước đó là 22.000 - 24.000 căn. Năm 2025, con số này được dự báo tăng lên mức 40.000 căn hộ cho cả hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM. Dù nguồn cung sẽ tăng đáng kể nhưng giá khó hạ.
Chủ tịch UBND TP.HCM giao Chủ tịch UBND Quận 1 chủ trì, làm việc với Sở ban ngành liên quan để đề xuất kế hoạch khai thác đối với khu vực trước Chợ Bến Thành, khu vực này cần được triển khai như Quảng trường Thời đại nổi tiếng ở Mỹ.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản đề xuất một số nội dung của Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.