Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank (Agribank AMC) vừa thông báo tiếp tục đưa nhiều tài sản đảm bảo ra đấu giá để xử lý, thu hồi nợ vào ngày 21/6.
Theo đó, Agribank sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tọa lạc tại địa chỉ số 110 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) với giá giảm khá mạnh.
Cụ thể, khu đất có diện tích 100,8m2, tài sản trên đất là nhà ở riêng lẻ có diện tích sàn: 205,2m2 là nhà cấp 3+4.
Giá khởi điểm được Agribank đưa ra là 38,5 tỷ đồng (chưa bao gồm các loại thuế, phí và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật).
Có thể thấy mức giá vừa nêu giảm mạnh so với mức 60,5 tỷ đồng được Agribank rao bán hồi tháng 8/2022. Như vậy, sau chưa đầy 1 năm, khu đất tại phố cổ đã giảm giá tới 36%, tương đương giảm từ 600 triệu đồng/m2 xuống còn 382 triệu đồng/m2.
Trước đó, một số bất động sản phố cổ khác cũng được các ngân hàng khác rao bán. Điển hình như hồi cuối tháng 3, Vietcombank thông báo phát mại bất động sản tại địa chỉ 29 Hàng Thiếc, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm với giá khởi điểm từ 52 tỷ đồng. Theo đó, thửa đất có diện tích là 154m2, tài sản gắn liền với đất là nhà ở riêng lẻ, có diện tích xây dựng 103,4m2, diện tích sàn 230m2.
Theo tìm hiểu của PV, căn cứ vào Quyết định 30/2019 của UBND TP Hà Nội về Quy định và bảng giá các loại đất trên địa bàn áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024, đất ở tại phố Hàng Ngang, Hàng Đào đều có mức giá cao nhất đạt hơn 187 triệu đồng/m2; phố Hàng Thiếc giá đất ở vào khoảng 102 triệu đồng/m2; Hàng Bông, Hàng Gai có vị trí lên tới 134 -139 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, trên thực tế giá bán bất động sản tại các khu vực này thường cao hơn gấp nhiều lần. Mặc dù vậy, ở thời điểm hiện tại việc thanh khoản các bất động sản tại khu phố đắt đỏ bậc nhất Việt Nam diễn ra khá ít.
Theo Tiền Phong
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc