Mới nhất, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đồng loạt giảm lãi suất các gói vay ưu đãi xuống chỉ còn từ 5,79%/năm.
Cụ thể, đối với khách hàng cá nhân, lãi suất vay được điều chỉnh giảm chỉ từ 6,39%/năm đối với khoản vay ngắn hạn và 5,79%/năm đối với khoản vay trung dài hạn.
Ngoài ra, SHB cũng bổ sung thêm 5.000 tỷ đồng vào gói vay dành cho khách hàng lên 23.000 tỷ đồng. Đây là gói tín dụng nằm trong chương trình "Vay ưu đãi – Rồng phát tài" đã được SHB triển khai từ cuối tháng 1/2024 với tổng ngân sách ban đầu là 18.000 tỷ đồng nhằm giúp người dân bổ sung vốn dự trữ hàng hóa, sản xuất kinh doanh phục vụ thị trường cũng như chuẩn bị tiền để mua sắm, thanh toán, chi tiêu…
Trước đó, VietinBank cũng công bố gói cho vay 300.000 tỷ đồng, lãi suất thấp nhất 5%/năm cho các khoản vay ngắn hạn. Theo đó, mức lãi suất đặc biệt cạnh tranh này được ưu tiên áp dụng đối với các DN xuất nhập khẩu sử dụng đa dạng sản phẩm, dịch vụ tại VietinBank, chuyển nguồn thu xuất khẩu về giao dịch tại NH này, khách hàng đang hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên...
Nam A Bank cũng đang triển khai gói vay với lãi suất cho vay thấp nhất là 6%/năm dành cho những DN tốt và các DN thuộc lĩnh vực ưu tiên.
MSB cũng triển khai gói tín dụng xanh 3.000 tỷ đồng, lãi suất từ 4,3%/năm đối với khoản vay ngắn hạn và từ 6,8%/năm đối với thời gian vay trung và dài hạn. Đối tượng cho vay là các DN có dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực năng lượng, tài nguyên nước, chất thải, xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, chuyển đổi xanh đáp ứng tiêu chí dự án xanh...
Theo tìm hiểu của Thế giới Tiếp thị, hiện mức lãi suất cho vay ngắn hạn (3 đến 6 tháng) phổ biến từ 4,3% - 7%/năm; cho vay trung và dài hạn (từ 12 tháng trở lên), lãi suất khoảng 6,8% - 10%/năm.
Trên thực tế, khách hàng chỉ được hưởng lãi suất thấp nhất khi vay với số tiền lớn. Đồng thời, bên vay phải có phương án sản xuất - kinh doanh khả thi, bảo đảm nguồn thu trả nợ, có đủ tài sản thế chấp, không có nợ xấu... Chính vì vậy, những DN không có tài sản thế chấp gần như không thể tiếp cận được tín dụng.
Dữ liệu cập nhật mới nhất cho thấy tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 2 vẫn đang giảm 0,72% so với đầu năm. Trong khi nguồn vốn tại các ngân hàng vẫn dồi dào, tăng trưởng tín dụng âm không chỉ do tác động bởi yếu tố mùa vụ, mà có thể còn phản ánh khả năng hấp thụ vốn trong nền kinh tế vẫn còn rất yếu.
Đặc biệt, thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã thu hẹp hoặc ngừng hoạt động, do thiếu hụt đơn hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng, sản phẩm đầu ra khó tiêu thụ... Thêm vào đó, các nhà băng cũng thận trọng hơn trong các chính sách phát triển tín dụng trước rủi ro nợ xấu gia tăng và nền kinh tế vẫn tăng trưởng chậm.... Khiến tăng trưởng tín dụng bị âm trong 2 tháng đầu năm là dễ hiểu.
Càng lo ngại hơn, trong mức sụt giảm tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm, riêng 2 lĩnh vực lại tăng trưởng là tín dụng lĩnh vực bất động sản (tăng 0,23% so với cuối năm 2023) và tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán (tăng 2,56% so với cuối năm 2023).
Điều này cho thấy khi nền kinh tế thừa tiền, ngân hàng thừa tiền, mặt bằng lãi suất thấp, nhưng các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn yếu kém, trước áp lực thường trực phải thúc đẩy tăng trưởng cho vay, dòng vốn tín dụng có thể buộc phải tìm đến các kênh đầu tư có tính rủi ro cao như chứng khoán hay bất động sản.
Chưa kể, một lượng vốn của các ngân hàng khả năng cũng sẽ tăng cường lướt sóng đầu cơ ngoại tệ, hoặc đẩy mạnh rót vào thị trường TPCP.
Để tháo gỡ "van" tín dụng, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, nhận định cốt lõi việc hỗ trợ DN là ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay và Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho DN vay vốn.
Theo ông Hiếu, Chính phủ cần sửa đổi các quy định pháp luật về hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng phù hợp với thực tiễn. Vì hiện nay, pháp luật quy định hoạt động của các Quỹ Bảo lãnh tín dụng tại các tỉnh, thành phố không được hao hụt về vốn. Điều này đã làm cho lãnh đạo các quỹ này sợ trách nhiệm dẫn đến hoạt động không hiệu quả.
Mặt khác, Chính phủ có thể trình Quốc hội thông qua việc thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng quốc gia, số vốn hàng chục nghìn tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước và được bổ sung vốn hằng năm. Quỹ Bảo lãnh tín dụng quốc gia phải hoạt động như một tổ chức tài chính chuyên nghiệp để đánh giá quy mô, năng lực, phương án sản xuất… nhằm bảo lãnh DN vay vốn từ các NH thương mại.
"Nếu DN mất khả năng trả nợ NH, Quỹ Bảo lãnh tín dụng quốc gia sẽ dùng vốn của mình để thanh toán cho NH thương mại. Sau đó, quỹ này sẽ làm việc với DN để thu hồi vốn", ông Hiếu đề xuất.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?