Ở độ cao gần 2.800 m trên dãy Dolomite nổi tiếng thế giới ở Đông Bắc Italy, có một ngôi nhà đặc biệt bị mắc kẹt bên sườn một dãy núi xa xôi.
Buffa Di Perrero, hay còn được mệnh danh là "ngôi nhà cô đơn nhất thế giới", ngụy trang trong địa hình núi non gồ ghề màu nâu. Với vị thế đặc biệt như vậy, ngôi nhà không mang lại cảm giác chào đón bất kỳ du khách nào, với cửa trước nhìn ra độ cao chết người gần 2.800 m.
Vị trí kỳ lạ của Buffa di Perrero là bí ẩn khó giải thích bậc nhất nhiều thập kỷ qua. Thậm chí, phần lớn vẫn còn thắc mắc với câu hỏi làm thế nào mà có người lại có thể di dời vật liệu đến đó và xây nên ngôi nhà này.
Vị trí không tưởng của ngôi nhà trống hoang có lẽ là điểm hấp dẫn nhất đối với du khách và cả những nhà khoa học.
Được biết, ngôi nhà này được đặt theo tên của Đại tá Carlo Buffa di Perrero, một anh hùng chiến tranh có niềm đam mê với những ngọn núi. Ông qua đời ở tiền tuyến vì một quả lựu đạn của kẻ thù
Theo Daily Star, Buffa Di Perrero được xây dựng lần đầu từ cách đây hơn một thế kỷ bởi những người lính Italy trong Thế chiến 1.
Các nhà sử học tin rằng nó được dùng làm nơi nghỉ ngơi cho những người lính Italy trong cuộc chiến đấu với đội quân của Đế quốc Áo - Hung trên địa hình núi non hiểm trở.
Ngoài ra, đây cũng là nơi cất giữ lương thực, ẩn náu khỏi kẻ thù và giành lợi thế chiến lược trong chiến tranh. Ngôi nhà này cũng rất thuận tiện và giúp bảo vệ lính Italy khỏi các yếu tố khắc nghiệt của thời tiết miền núi.
Tuy nhiên, điều này càng khiến việc xây ngôi nhà này trở nên bí ẩn. Quay về một thế kỷ trước, để có thể leo lên vị trí hẻo lánh như vậy, người ta chỉ có thể thực hiện được bằng cách sử dụng thang dây và cáp treo tạm thời để vận chuyển vật tư xây dựng.
Thậm chí cho đến tận ngày nay, với những công nghệ cùng máy móc tối tân, việc tiếp cận con đường mòn trên núi vẫn rất khó khăn và nguy hiểm.
Chỉ những người leo núi lành nghề, giàu kinh nghiệm nhất mới đủ dũng cảm để vượt qua con đường cực kỳ khó khăn mang tên Via Ferrata Ivano Dibona (có nghĩa là “con đường sắt” trong tiếng Italy).
Hiện tuyến đường này đã được trang bị dây cáp, bậc thang và thang thép để hỗ trợ những người leo núi cố gắng vượt qua địa hình hiểm trở trong hành trình đến thăm ngôi nhà độc nhất vô nhị này.
Để có thể đến Buffa Di Perrero, những người leo núi phải chinh phục một con đường mòn trên núi đầy rủi ro hoặc dùng một chiếc thang dây nếu đủ can đảm. Dù tiếp cận bằng cách nào, các chuyên gia địa phương vẫn đưa ra cảnh báo rằng chuyến đi này đòi hỏi "mức độ thể lực cực kỳ cao".
Thiết kế và nội thất bên trong của "ngôi nhà cô đơn nhất thế giới" không có gì đặc biệt. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu vì với độ cao gần 2.800 m so với mực nước biển, việc vận chuyển bất kỳ thứ gì lên Buffa Di Perrero cũng đều là thử thách rất khó.
Ngôi nhà có kiến trúc thẳng và đơn giản, tạo cảm giác dường như nó chỉ phục vụ cho một mục đích rất cơ bản là làm chỗ để nghỉ ngơi.
Tiến vào bên trong, chỉ có những bức tường gạch, một căn phòng hẹp ốp gỗ, mái nhà nghiêng và cửa sổ đóng khung. Ngoài ra còn có vài chiếc ghế gỗ màu trắng được đặt bừa bãi, chứng tỏ đã từng có những người lính và các nhà thám hiểm hiện đại từng nghỉ ngơi tại đây.
Tuy nhiên, có một điều đáng buồn là vào mùa hè năm 2021, một trận bão tuyết lớn đã phá hủy hoàn toàn phần mái nhà, khiến Buffa Di Perrero không còn có thể được sử dụng như trạm nghỉ chân với những nhà leo núi.
Rất may là trong thời gian gần đây, để tưởng nhớ và vinh danh Buffa Di Perrero, cơ quan chức năng đã quyết định cử một đội cải tạo lại toàn bộ phần mái cũng như cả ngôi nhà đặc biệt này.
Bên cạnh đó, Club Alpino Italiano (CAI) - nhóm giám sát các con đường mòn đi bộ đường dài trong khu vực đã lấy ý tưởng từ ngôi nhà độc đáo này để tạo ra một công trình tương tự có tên là Bivouac Fanton.
So với Buffa Di Perrero, ngôi nhà mới nằm cạnh đèo Forcella Marmarole và có thể chứa tối đa 12 người. Bivouac Fanto cũng có thiết kế hiện đại hơn và được dùng làm trạm dừng chính thức cho người leo núi.
Mặc dù Buffa Di Perrero hiện đã không còn là điểm nghỉ ngơi, ngôi nhà vẫn là điểm đến thú vị khi mang đến một vị trí thuận lợi để ngắm nhìn toàn bộ dãy Dolomite hùng vĩ.
Ông Nguyễn Quỳnh Thiện - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024 vừa chủ trì cuộc họp thông qua dự thảo kế hoạch tổ chức Tuần lễ.
Lễ hội Nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 - 27/10 tại khu vực Thương xá Tã cũ. Nhiều hoạt động độc đáo giới thiệu và quảng bá nước mắm Việt sẽ diễn ra xuyên suốt 5 ngày tổ chức.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cầu Long Biên vẫn tồn tại đến ngày nay, bất chấp thời gian, thiên tai và cả sự vô tâm, lãng quên của con người.
Dự luật cấm thịt chó tại Hàn Quốc nhận sự ủng hộ của đa số người dân, nhưng lại bị nhóm tiểu thương buôn bán thịt từ chó, mèo phản ứng căng thẳng.
Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đặc biệt, cộng đồng người Chăm này vừa đón nhận bảo vật quốc gia.
Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án "Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt" với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt.