Các tháng đầu năm 2023, sau giai đoạn "tê liệt" vì ảnh hưởng dịch bệnh, thiếu dòng tiền và vấn đề pháp lý... nhiều doanh nghiệp bất động sản đã điều chỉnh chiến lược, tung ra thị trường các sản phẩm, căn hộ giá tiền vừa phải.
Thay vì tập trung vào câu chuyện tìm kiếm lợi nhuận, hướng hoạt động của nhiều doanh nghiệp bất động sản trong giai đoạn hiện nay là vượt khó, duy trì uy tín và phát triển sản phẩm hướng đến nhu cầu thực.
Ghi nhận thực tế, nhiều dự án nhà ở, căn hộ có mức giá thuộc phân khúc trung cấp, bình dân đã được tung ra thị trường. Trong đó, Hưng Thịnh Land đã giới thiệu dự án 9X An Sương tại khu đô thị Tây Bắc TP.HCM. Dự án này có quy mô gần 800 căn hộ với tầm giá chỉ khoảng 1,6 tỷ đồng/căn. Được biết, hàng trăm căn hộ đã được tiêu thụ thành công trong vài tháng giới thiệu ra thị trường. Đây là dấu hiệu cho thấy sức hấp thụ của phân khúc căn hộ vừa túi tiền vẫn rất mạnh mẽ.
Một đại diện khác là Nam Long cũng cho biết sẽ tiếp tục tập trung phát triển 2 dự án căn hộ trung cấp khác là Khu đô thị Mizuki Park (Bình Chánh) và Akari City (Bình Tân) tại TP.HCM. Nằm trong chiến lược phát triển của đơn vị, Nam Long sẽ tiếp tục triển khai dòng sản phẩm căn hộ "vừa túi tiền" EHome Southgate (Long An) giá tầm 1 tỷ đồng/căn và Ehomes Cần Thơ giá chỉ từ 600 triệu đồng/căn.
Hay tại vùng tiệm cận TP.HCM, Phú Đông Group đang tập trung phát triển phân khúc trung cấp, nhà ở vùi túi tiền. Trong quý 3 tới đây, chủ đầu tư này sẽ giới thiệu một dự án căn hộ vừa túi tiền tại Bình Dương là Phú Đông Sky One với quy mô hơn 800 căn, tầm giá dự kiến giao động từ 32-35 triệu đồng/m2, hợp với nhóm lao động trẻ.
Các chuyên gia của Savills Việt Nam đánh giá, tín hiệu đáng mừng trong quý vừa qua là sự quay trở lại của căn hộ phân khúc hạng C, phù hợp hơn với túi tiền của người mua nhà. Cụ thể, trong quý 1/2023 thị trường căn hộ tại TP.HCM ghi nhận nguồn cung mới giảm 25% theo năm xuống 1.610 căn, tất cả đều là hạng C. Giai đoạn tiếp theo của năm dự án hiện hữu cung cấp 875 căn và hai dự án mới có 735 căn.
Trong đó, nguồn cung sơ cấp đạt 6.820 căn giảm 15% theo quý nhưng tăng 68% theo năm. Quận 9 chiếm tỷ trọng lớn nhất với 24%, tiếp theo là quận 1 với 16%. Nguồn cung mới hạn chế và một số chủ đầu tư tạm dừng dự án hoặc giảm nguồn cung trên thị trường sơ cấp.
Lượng giao dịch thành công trong quý 1/2023 tiếp tục sụt giảm do ảnh hưởng của chính sách tài khóa tiền tệ và những biến động trên toàn thị trường. Theo đó, lượng bán căn hộ tiếp đà giảm 38% theo quý và 71% theo năm trong quý I/2023 xuống còn 865 căn. Nguồn cung mới chiếm 43% thị phần. Các dự án hạng B và hạng C thu hút được nhiều người mua hơn, hạng C chiếm thị phần lớn nhất với 67% lượng bán và hạng B theo sau với 27% thị phần. Hạng A chỉ chiếm 6% thị phần, giảm 76% theo quý.
Tỷ lệ hấp thụ theo quý còn 13%, giảm 4% theo quý và 60% theo năm, do nhu cầu căn hộ giá hợp lý lớn nhưng nguồn cung sơ cấp lại có giá cao. Các căn hộ có giá từ 6 tỷ đồng chiếm 59% nguồn cung sơ cấp, trong khi lượng căn hộ có mức giá hợp lý giới hạn ở 2.800 căn (41%).
Về mức giá, Savills Việt Nam nhận định giá giảm nhờ vào các dự án mới có giá cạnh tranh và các chủ đầu tư chiết khấu cho khách hàng. Trong quý I, giá hạng A ổn định, hạng B giảm 2% theo quý và hạng C giảm 10% theo quý. Các ưu đãi bao gồm chiết khấu, miễn phí phí quản lý, tặng gói nội thất hoặc kéo dài lịch thanh toán cũng được đưa ra.
Các chuyên gia Savills kỳ vọng đến cuối năm, dự kiến nguồn cung tương lai sẽ có thêm 9.000 căn. Hạng B sẽ chiếm 71% thị phần, hạng C sẽ có 23% thị phần và hạng A sẽ có 6% thị phần. Đến năm 2026, 137.540 căn từ 186 dự án sẽ được mở bán.
Trong khi đó, lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM cho rằng việc phát triển và mở bán những dòng sản phẩm căn hộ có mức giá bán hợp lý và những chính sách hỗ trợ về tài chính được đánh giá là khả thi để giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động. Theo đó, nhu cầu về nhà ở của người dân, người lao động tại TP.HCM là rất lớn. Doanh nghiệp nếu chấp nhận "bỏ qua" bài toán lợi nhuận cao để phát triển sản phẩm vừa túi tiền thì vẫn có lượng tiêu thụ lớn.
UBND TP.HCM vừa quy định hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc ở thành phố.
Giá nhà cứ tăng chóng mặt nhưng thu nhập và lương của người lao động lại không xê dịch khiến giấc mơ sở hữu bất động sản của thế hệ trẻ ngày càng xa vời.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, đang là người sở hữu khối tài sản lớn nhất Việt Nam với 4,4 tỷ USD, theo dữ liệu của Forbes. Nhân dịp ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, cùng nhau điểm lại một số doanh nhân "nặng ký" trong ngành bất động sản.
Các chuyên gia cho rằng trong các tháng cuối năm, phân khúc đất nền sẽ duy trì xu hướng phục hồi tích cực của quý 3/2024.
Trong số các dự án giải ngân dưới 30% vừa được Bộ Tài chính công bố, nhiều dự án vẫn chưa giải ngân được đồng nào.
Việc đánh thuế bất động sản thứ hai được cho là chưa phù hợp trong bối cảnh hiện tại, khi giá nhà leo thang từng ngày. Theo đó, nhiều giải pháp được doanh nghiệp và chuyên gia “hiến kế” nhằm giảm giá nhà trong ngắn hạn và dài hạn.