Thứ tư, 24/04/2024

Người Mỹ dễ rơi vào vòng xoáy nợ vì "mua trước, trả sau"

08/07/2022 6:00 PM (GMT+7)

Khi lạm phát tăng nóng, nhiều người tiêu dùng Mỹ phụ thuộc hình thức thanh toán "mua trước, trả sau". Giới quan sát cảnh báo điều này có thể khiến họ dễ rơi vào vòng xoáy nợ nần.


Theo CNN, xu hướng "buy now, pay later" (BNPL - mua trước, trả sau) đã trở nên phổ biến khi người tiêu dùng muốn mua những mặt hàng có giá trị lớn. Nhưng ngày nay, khi lạm phát tăng cao, nhiều người phụ thuộc vào loại hình thanh toán này để chi trả sinh hoạt phí, chẳng hạn mua coffee, đồ tạp hóa hay đổ xăng.

Giới quan sát cảnh báo xu hướng này sẽ mang lại rủi ro lớn. "Với sự thiếu minh bạch và ít giám sát của ngành công nghiệp, câu hỏi đặt ra là người Mỹ đang thực sự gánh bao nhiêu nợ", CNN bình luận.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thu thập và theo dõi những khoản vay hộ gia đình khác như nợ thẻ tín dụng và vay mua xe. Tuy nhiên, BNPL thường đến từ các nguồn phi ngân hàng và không được giám sát đầy đủ.


Người Mỹ dễ rơi vào vòng xoáy nợ vì "mua trước, trả sau" - Ảnh 1.

Khi lạm phát tăng nóng, người tiêu dùng Mỹ dùng hình thức thanh toán "mua trước, trả sau" để chi trả sinh hoạt phí hàng ngày. Ảnh: CNN.

Khó kiểm soát

Điều đó có nghĩa là đến nay, các cơ quan quản lý Mỹ vẫn không nắm được những con số chính xác liên quan đến khoản nợ BNPL của người tiêu dùng, chẳng hạn khối lượng giao dịch, tỷ lệ nợ quá hạn, phí và lãi suất.

Ông Matt Schulz - Trưởng bộ phận Phân tích tín dụng của LendingTree - cho rằng việc thiếu kiểm soát đối với hình thức BNPL là vấn đề lớn của các công ty chấm điểm tín dụng, cơ quan tín dụng và ngân hàng.

Các công ty BNPL từ Affirm, Apple, PayPal đến Zip có khối lượng giao dịch ước đạt 100 tỷ USD/năm. Giới phân tích cho rằng con số này có thể tăng vọt lên 1.000-4.000 tỷ USD chỉ trong vài năm.

Hình thức thanh toán này chia một giao dịch mua thành 4 hoặc 5 lần thanh toán, trả trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Khách hàng có thể mở một tài khoản mới cho mỗi giao dịch, hoặc vẫn giữ tài khoản cũ nếu đã thanh toán đúng hạn.


Vay tieu dung anh 2
Vay tieu dung anh 2
Vay tieu dung anh 3
Vay tieu dung anh 3

Giới phân tích cho rằng khối lượng giao dịch BNPL có thể tăng vọt lên 1.000-4.000 tỷ USD chỉ trong vài năm. Ảnh: CNN.

Các tài khoản BNPL thường cung cấp lãi suất 0% hoặc mức tối thiểu. Đa số khoản vay BNPL không ảnh hưởng đến điểm tín dụng của người dùng.

Để kiếm lời, các công ty BNPL tính phí người bán 1,5-7% giá giao dịch. Những nhà bán lẻ cũng sẵn sàng trả mức phí này. Theo nghiên cứu của RBC Capital Markets, các dịch vụ BNPL trực tuyến giúp thúc đẩy doanh số bán lẻ trung bình 30-50% và tăng tỷ lệ mua hàng của khách hàng.

Dù tăng trưởng nhanh chóng, hình thức BNPL đã thu hút sự chú ý của giới kinh tế và các cơ quan quản lý. Họ cảnh báo rằng loại hình này không được quản lý như những sản phẩm tín dụng khác.

Vòng xoáy nợ

Theo bà Terri R. Bradford - chuyên gia nghiên cứu về hệ thống thanh toán tại FED chi nhánh Kansas, BNPL khiến người dùng dễ dàng bị cuốn vào vòng xoáy nợ nần mà chính họ cũng không nhận ra.

"Họ có thể chia khoản nợ vào nhiều tài khoản BNPL khác nhau với các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Đó là một trong những rủi ro lớn nhất", bà nói thêm.

Còn ông Marshall Lux - nghiên cứu viên tại Harvard Kennedy School - cho rằng mọi người đang vung tay quá trán. "Họ đang phụ thuộc vào dịch vụ này", ông bình luận.

Họ có thể chia khoản nợ vào nhiều tài khoản BNPL khác nhau với các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Đó là một trong những rủi ro lớn nhất

Bà Terri R. Bradford tại FED chi nhánh Kansas

Theo ông, tín hiệu đáng báo động là khách hàng đang dùng các khoản vay BNPL để mua tất, giày thể thao và đồ gia dụng hàng ngày. "Khi mọi người bắt đầu vay tiền mỗi ngày để mua những thứ như hàng tạp hóa, đó sẽ là vấn đề lớn", vị chuyên gia cảnh báo.

Trong khi đó, các công ty cung cấp dịch vụ BNPL khẳng định họ mang tới một lựa chọn an toàn và bền vững hơn những khoản vay theo hạn mức truyền thống.

"Sản phẩm và hoạt động kinh doanh của chúng tôi được xây dựng hoàn toàn dựa trên tiền đề là sự thành công lâu dài của người tiêu dùng và khả năng trả nợ của họ", ông Libor Michalek - Chủ tịch Affirm - khẳng định.

Đối với những người như cô Linda Ramirez, các hàng hóa thiết yếu đã trở nên quá đắt đỏ khi lạm phát tăng lên mức cao nhất nhiều thập kỷ.

Cô Ramirez là một người mẹ đơn thân, sống cùng 3 đứa con ở thị trấn nhỏ tại nam Texas. "Tôi cảm thấy mọi thứ đều tăng giá gấp đôi", cô than thở.

"Tôi phải trả 50-55 USD để đổ đầy bình xăng. Giá hàng tạp hóa cũng tăng cao. Ở Texas, một thùng trứng đã tăng gấp đôi từ 3-4 USD lên 7-8 USD", cô chia sẻ.

Để giảm áp lực, cô dùng các khoản vay BNPL để mua hàng tạp hóa và trả tiền cho những nhu cầu cấp thiết. Mới đây, tài khoản BNPL đã giúp cô thanh toán một hóa đơn mua hàng tạp hóa 400 USD.

Sau khi tính toán, cô Ramirez thấy BNPL là một giải pháp thay thế tốt hơn thẻ tín dụng hay vay thấu chi. Nếu thanh toán đúng hạn, hầu hết dịch vụ BNPL đều không tính lãi suất và phí.

"Tôi không muốn phụ thuộc vào BNPL mãi. Nhưng tôi thấy ổn khi biết rằng mình vẫn còn lựa chọn nếu gặp khó khăn trong tương lai", cô chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Quý I năm nay, mảng dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) nước ngoài tiếp tục đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng của FPT với doanh thu đạt 6.999 tỷ đồng (tăng 29%).

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

Các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam (trừ các đại lý đổi ngoại tệ được phép thoái hối đặt tại khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu nước

Chứng khoán lại dò "đáy"

Chứng khoán lại dò "đáy"

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/4) lại giảm tới 12,82 điểm (-1,08%), xuống 1.177,4 điểm.

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

Đây là đề xuất được nhiều chuyên gia đưa ra tại buổi tọa đàm “Nắn dòng kiều hối vào hạ tầng” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức sáng 23/4.

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Trước khi bước vào phiên đấu thầu chính thức lúc 9h sáng nay (23/4), giá niêm yết của vàng bất ngờ lao dốc.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (23/4): Thị trường tăng điểm trở lại, vì sao nhà đầu tư vẫn nên hạn chế giải ngân?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (23/4): Thị trường tăng điểm trở lại, vì sao nhà đầu tư vẫn nên hạn chế giải ngân?

Nhà đầu tư nên tận dụng những phiên phục hồi cơ cấu lại danh mục, chỉ giữ lại những cổ phiếu vẫn giữ được xu hướng tăng giá, hạn chế giải ngân mua mới cổ phiếu tại thời điểm hiện tại.