Dù nhiều người Mỹ khẳng định sẵn sàng chi tiêu để ủng hộ hàng hóa sản xuất trong nước, việc mua sản phẩm “Made in USA” ngày càng trở nên khó khăn khi phần lớn chuỗi cung ứng đã dịch chuyển ra nước ngoài để tối ưu chi phí.
Bà Dianna Huff, 62 tuổi, sống tại bang New Hampshire, đã dành hơn 10 năm theo đuổi mục tiêu chỉ dùng sản phẩm sản xuất tại Mỹ. Dù thành công với một số mặt hàng như ga trải giường, tất và ghế sofa, bà gần như bất lực với những sản phẩm như điện thoại, kính mắt hay máy cắt cỏ bởi hầu hết chúng đều có nguồn gốc từ nước ngoài. “Đó thực sự là một hành trình thật tệ và đầy thất vọng”, bà Huff thốt lên.
Việc dán nhãn “Made in USA” không đồng nghĩa toàn bộ sản phẩm được sản xuất trong nước mà đôi khi chỉ là một phần nhỏ trong quá trình lắp ráp. Thực tế, theo S&P Global Mobility, gần 50% ô tô bán ra tại Mỹ trong năm 2024 được lắp ráp ở nước ngoài, còn hầu hết smartphone đều sản xuất bên ngoài Mỹ.
Nhiều đời tổng thống Mỹ đều đề cao khẩu hiệu “Mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ”. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã áp thuế lên hàng nhập khẩu, bao gồm xe ô tô, quần áo, rượu từ châu Âu. Ông Trump cũng đe dọa áp thuế 50% lên hàng hóa từ EU cũng như iPhone sản xuất ở nước ngoài nhằm đưa ngành sản xuất trở lại Mỹ.
Người phát ngôn Nhà Trắng Taylor Rogers nhấn mạnh: “Made in America không chỉ là một nhãn mác mà là biểu tượng của sức mạnh nước Mỹ”.
Tuy nhiên, quá trình hồi hương sản xuất không dễ dàng. Lao động giá rẻ và các hiệp định thương mại tự do đã khiến nhiều doanh nghiệp dịch chuyển nhà máy ra nước ngoài từ nhiều thập kỷ qua.
Một khảo sát của Morning Consult tháng 5/2024 với 1.000 người trưởng thành tại Mỹ cho thấy, hơn 50% cố gắng mua hàng sản xuất trong nước, nhưng chỉ 11% sẵn sàng trả giá cao hơn 15% cho hàng “Made in USA”.
Khảo sát cũng chỉ ra người tiêu dùng lớn tuổi và cử tri Cộng hòa là nhóm sẵn sàng chi nhiều hơn để mua hàng Mỹ.
Ông Matt Braynard, chuyên gia tư vấn chính trị sống tại Virginia, cho rằng hàng Mỹ bền hơn và giúp tiết kiệm dài hạn. Ông chuyển từ đồ lót Hugo Boss sang thương hiệu Mỹ Hard Hat Apparel, mua tất từ Fits Socks và Made in America Sock Co., dù giá cao hơn. Tuy nhiên, ông vẫn phải sử dụng điện thoại Samsung và ô tô BMW (Đức) lắp ráp tại Mỹ do không có lựa chọn thay thế khả thi từ doanh nghiệp nội địa.
Một số người coi mua hàng nội địa là một thú vui tìm kiếm hơn là lựa chọn tiêu dùng thực tế. Bà Anne Collins, 75 tuổi, lập nhóm Facebook “Have Fun Buying Not Made in China” (Vui khi không mua hàng Trung Quốc) thu hút 2.000 thành viên sau khi tin tức về thuế quan lan rộng. Dù vậy, khi làm giỏ quà Lễ Phục Sinh cho em gái, bà chỉ tìm được 2 món đồ do Mỹ sản xuất và buộc phải bổ sung các sản phẩm nhập khẩu để hoàn thiện món quà.
Cũng giống nhiều người khác, bà Lynne Sterling, 72 tuổi, thường kiểm tra nhãn mác để chọn sản phẩm nội địa, từ giày New Balance đến cà phê Folger’s. Dù vậy, bà vẫn sử dụng mascara L’Oréal của Pháp. “Đây là món đồ duy nhất tôi tự cho phép mình vi phạm nguyên tắc”, bà nói.
Khi biết loại nước đóng chai Crystal Geyser mà mình yêu thích thực chất thuộc sở hữu của tập đoàn Nhật Bản Otsuka Holdings, bà Sterling thốt lên: “Ôi không! Thật đáng tiếc”.
Khẩu hiệu “Mua hàng Mỹ” mang ý nghĩa biểu tượng lớn trong lòng nhiều người tiêu dùng Mỹ, nhất là giữa bối cảnh cạnh tranh địa chính trị gia tăng. Tuy nhiên, sự phụ thuộc sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với chi phí sản xuất trong nước cao khiến việc thực hiện điều này trong thực tế trở thành một bài toán nan giải, thậm chí là bất khả thi.
TP.HCM vừa khởi động chương trình khuyến mãi mua sắm cho người dân trong dịp hè với đối tượng tham gia là các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp, siêu thị điện máy, chợ, cửa hàng tự chọn….
Động thái thay đổi ổ điện tại nhiều cửa hàng của chuỗi The Coffee House đang khiến cộng đồng mạng xôn xao, nhiều người cho rằng đây là cách "đuổi khéo" khách ngồi lâu, nhưng sự thật liệu có đúng như vậy?
Từng là nơi tạo ra xu hướng nhưng giờ đây các siêu thị, cửa hàng, quán cafe... đang phải thường xuyên theo dõi, cập nhật các trào lưu ẩm thực trên TikTok để kịp thời "đu trend" nhằm thu hút khách hàng.
Quyết định của The Coffee House được nhiều khách hàng nói vui là “tiết kiệm điện”, chuỗi đã tự tước đi yếu tố từng làm nên sức hấp dẫn, tiện ích hút khách của mình.
TP.HCM vừa khởi động chương trình khuyến mãi mua sắm cho người dân trong dịp hè với đối tượng tham gia là các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp, siêu thị điện máy, chợ, cửa hàng tự chọn….
Động thái thay đổi ổ điện tại nhiều cửa hàng của chuỗi The Coffee House đang khiến cộng đồng mạng xôn xao, nhiều người cho rằng đây là cách "đuổi khéo" khách ngồi lâu, nhưng sự thật liệu có đúng như vậy?
Từng là nơi tạo ra xu hướng nhưng giờ đây các siêu thị, cửa hàng, quán cafe... đang phải thường xuyên theo dõi, cập nhật các trào lưu ẩm thực trên TikTok để kịp thời "đu trend" nhằm thu hút khách hàng.
Quyết định của The Coffee House được nhiều khách hàng nói vui là “tiết kiệm điện”, chuỗi đã tự tước đi yếu tố từng làm nên sức hấp dẫn, tiện ích hút khách của mình.