Thời gian qua, đất nền là phân khúc luôn được giới đầu tư ưu tiên lựa chọn vì sở hữu giá trị thực và tiềm năng sinh lời lớn trong tương lai. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, phân khúc này dần thấm đòn.
Theo các nhà đầu tư, trong bối cảnh khan hiếm dòng tiền vì thắt chặt tín dụng, phân khúc đất nền có nhược điểm là buộc nhà đầu tư phải chấp nhận bỏ vốn ban đầu rất lớn so với các phân khúc khác. Dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thắt chặt tín dụng, nhà đầu tư lâm vào cảnh đuối vốn khiến mức độ quan tâm đất nền sụt giảm.
Đặc biệt, địa bàn được cho là "nóng" nhất của lĩnh vực kinh doanh mua bán nhà đất như TP.HCM cũng rơi vào cảnh "đóng băng" chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hàng loạt các yếu tố. Nghiên cứu của Batdongsan.com.vn, mức độ quan tâm đến đất nền tại TP.HCM trong quý 1 tiếp tục sụt giảm mạnh.
Cụ thể, mức độ quan tâm đến đất nền tại quận 12 giảm 34%; quận 9 giảm 29%; TP.Thủ Đức giảm 26%; các huyện như Nhà Bè giảm 37%; Bình Chánh giảm 34%; Hóc Môn giảm 25% và Củ Chi giảm 15% so với quý trước đó.
Trong khi đó, báo cáo thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM và các vùng phụ cận quý 1/2023 mà DKRA Group vừa công bố, thị trường TP.HCM tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới và lượng tiêu thụ ghi nhận ở mức thấp so với cùng kỳ.
Trong đó, phân khúc đất nền chứng kiến sự trở lại hiếm hoi nguồn cung mới tại TP.HCM sau thời gian dài vắng bóng dự án. Những dự án có pháp lý chuẩn chỉnh, tiến độ kịp thời và có sổ hồng, sở hữu lâu dài luôn được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Theo DKRA, trong quý 1/2023, phân khúc đất nền trong tại thị trường TP.HCM và vùng phụ cận ghi nhận 8 dự án mở bán với nguồn cung khoảng 385 sản phẩm, giảm đến 79% so với cùng kỳ năm 2022.
Lượng tiêu thụ mới đạt 78 nền, giảm 94% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng TP.HCM hiếm hoi xuất hiện nguồn cung mới sau thời gian dài vắng bóng dự án, đóng góp 13.8% vào tổng cung thị trường. Mặt bằng giá bán mới trong quý có mức tăng trung bình 5% - 7% so với cùng kỳ năm 2022, mức tăng tập trung ở những dự án hoàn thiện pháp lý và tiến độ hạ tầng tốt.
Đáng chú ý, thị trường đất nền vùng phụ cận tiếp tục giữ vị thế chủ lực khi nguồn cung mới tập trung chủ yếu ở Long An và Bình Dương. Thanh khoản thị trường chủ yếu nằm ở tỉnh Bình Dương, ghi nhận số phân khúc được tung ra thị trường chiếm hơn 70% và tỉnh Đồng Nai là gần 20%.
Trong quý 1/2023, thị trường bất động sản trên toàn quốc rơi vào trầm lắng khi Ngân hàng Nhà nước siết cho vay tín dụng, tăng lãi suất và hạn chế giải ngân vào lĩnh vực bất động sản đã khiến thanh khoản thị trường chậm lại.
Theo dự báo từ DKRA Group, nguồn cung phân khúc đất nền trong quý 2/2023 sẽ tăng nhẹ so với 3 tháng đầu năm, dao động khoảng 450 - 600 nền, tập trung chủ yếu tại các vùng phụ cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai. Mặt bằng giá sơ cấp tiếp tục xu hướng đi ngang so với quý 1 nhằm kích cầu thị trường.
Bà Phạm Thị Khánh (40 tuổi, kinh doanh bất động sản tự do) cho biết mình đang đứng ngồi không yên vì trót "ôm" quá nhiều đất nền mà không tìm được đầu ra. "2 năm qua, tôi chạy theo thông tin sốt đất tại Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn nên vội gom đất chờ thời. Tuy nhiên thị trường tự dưng đóng băng, mấy lô đất tôi mua giờ phải rao bán với giá cắt lỗ vẫn không tìm được khách".
Cùng tâm trạng, ông Trần Thành (50 tuổi, giám đốc kinh doanh một doanh nghiệp) cho biết từ đầu năm mình vừa cùng nhóm bạn đầu tư đất ở Tân Uyên, Bình Dương khi vừa có đường vành đai đi qua, lại vừa từ thị xã lên thành phố nên giá đất tăng rất nhanh. Bây giờ, ưu thế là sinh lợi và phù hợp với túi tiền người dân, họ sẵn sàng bỏ ra mua đất ở Binh Dương để sinh sống rồi đi làm tại TP.HCM chứ không nhất thiết phải bám lấy các khu vực trung tâm.
Hiện nay, các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai nằm cận kề TP.HCM, các quỹ đất mà doanh nghiệp rao bán rất đẹp, giá cả phải chăng và đặc biệt là thanh khoản tốt... Đây là cơ hội để dân đầu tư có thể sinh lợi chứ chỉ chăm chăm thị trường TP.HCM thì không có triển vọng.
Theo nhiều nhà đầu tư, hiện nay mặc dù thị trường bất động sản trong quý 1/2023 có sự sụt giảm đáng kể và các nhà đầu tư kiêng dè hơn khi mua bất động sản. Nhưng từ đầu quý 2/2023 một số phân khúc bất động sản đã có tín hiệu khởi sắc trở lại.
Đơn cử, các dự án bắt đầu được nhiều chủ đầu tư, đơn vị phát triển dự án hay các sàng giao dịch tiến hành "chạy" chiến dịch maketting nhằm thu hút khách hàng. Nhiều phương án thanh toán, tiến độ, chiết khấu để nhà đầu tư xuống tiền, đặc biệt các dự án tại đô thị vệ tinh luôn được săn đón..
Ông Phạm Lâm - CEO DKRA Group nhìn nhận với tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, lãi suất vay ở mức cao, những vướng mắc pháp lý đang được tháo gỡ, thị trường sẽ khó có đột biến trong ngắn hạn. Dự báo, nguồn cung phân khúc đất nền trong quý 2 sẽ tăng nhẹ so với 3 tháng đầu năm, dao động khoảng 450 - 600 nền, tập trung chủ yếu tại các vùng phụ cận. Mặt bằng giá sơ cấp tiếp tục xu hướng đi ngang so với quý 1 nhằm kích cầu thị trường.
Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.
Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 yêu cầu các bộ ngành, các địa phương khẩn trương thực hiện các pháp kiểm soát thị trường bất động sản để ngăn chặn tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất.
Thời gian qua, giá thuê bất động sản bán lẻ có xu hướng tăng trưởng nhờ tình hình hoạt động tốt của các chuỗi thương hiệu F&B, trung tâm vui chơi trẻ em...
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng dù đã đạt hơn 90% khối lượng nhưng do những khó khăn vướng mắc nên phải chờ Chính phủ gỡ vướng.
ACV cho rằng việc đầu tư đường cất hạ cánh số 2 giúp nâng cao năng lực khai thác hệ thống sân đường khu bay, đảm bảo an toàn và khai thác hiệu quả các công trình đã đầu tư thuộc dự án sân bay Long Thành.