HoREA cho hay, việc cho phép xây dựng căn hộ nhỏ có thể kéo theo tác động làm quá tải hệ thống hạ tầng đô thị và xảy ra tình trạng “ổ chuột” trên cao, nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ.
Hiện nay, nguồn cung nhà giá rẻ, nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu an cư cho người dân tại TP.HCM là còn rất khan hiếm. Nhiều giải pháp như cho phép chủ đầu tư hoán đổi quỹ đất, hỗ trợ về quy hoạch... được đề xuất nhằm tăng nguồn cung loại hình này.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM đề xuất kế hoạch, phương hướng để dành quỹ đất, kêu gọi các chủ đầu tư, các doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc đánh giá việc phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM trong thời gian vẫn chưa thể đáp ứng hết nhu cầu rất lớn về nhà ở của công nhân, người lao động.
Sở Xây dựng TP.HCM cho biết cần bổ sung 26 khu đất với diện tích hơn 500ha để tăng nguồn cung quỹ đất thực hiện các chỉ tiêu phát triển nhà ở.
Câu chuyện về nhà ở xã hội (NƠXH) không mới song vẫn mãi luẩn quẩn với công nhân xa quê và cả công chức, người làm công ăn lương bởi với giá hàng tỷ đồng mỗi căn hộ, những người có thu nhập thấp khó chạm tới.
Hàng loạt vấn đề như phân cấp cho Sở Xây dựng địa phương quản lý lĩnh vực nhà ở; sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến mua, thuê mua nhà ở xã hội; cho “đơn vị phát triển” nhận ủy quyền bán nhà tại dự án... được HoREA kiến nghị Quốc hội và Bộ Xây dựng sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại các quận huyện đã được lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị xem xét, gỡ vướng pháp lý.
Lãnh đạo UBND TP.HCM vừa chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho 5 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, nhằm mục đích đẩy nhanh đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030.
Chủ đầu tư chưa chủ động về nguồn vốn khiến tiến độ thi công kéo dài; cơ chế ưu đãi chủ đầu tư nhà ở xã hội chưa hấp dẫn, giải phóng mặt bằng gặp khó... khiến các dự án nhà ở xã hội án binh bất động.