Thời gian qua, việc cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ tại những khu vực chưa có quy hoạch chi tiết 1/500 ở TP. Nha Trang căn cứ vào Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị TP. Nha Trang được phê duyệt năm 2014. Tuy nhiên, do quy chế này đã hết hiệu lực từ ngày 31/12/2021, trong khi quy chế mới chưa được ban hành nên việc cấp giấy phép xây dựng tại nhiều khu vực tại TP. Nha Trang phải tạm dừng lại.
UBND TP. Nha Trang đã có văn bản gửi UBND tỉnh và Sở Xây dựng về việc triển khai lập Quy chế quản lý kiến trúc TP. Nha Trang và cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trên địa bàn thành phố. Theo văn bản, các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt chỉ chiếm khoảng 20% diện tích toàn thành phố. Do đó, việc cấp phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ phần lớn căn cứ vào Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị TP. Nha Trang được phê duyệt ngày 29/12/2014.
Nha Trang phải tạm dừng cấp phép xây dựng nhiều nơi vì chưa có quy hoạch chi tiết 1/500. Ảnh L.H |
Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2022 quy chế này không còn hiệu lực nên đối với các khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng như các phường: Lộc Thọ, Tân Lập, Phước Tiến, Phước Long, Vĩnh Trường, Vĩnh Hải, Vĩnh Hòa, Xương Huân… không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng. “Vấn đề này ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, làm phát sinh xây dựng không có giấy phép tăng cao. Do đó, UBND TP. Nha Trang đề nghị UBND tỉnh ban hành quyết định cho phép lập Quy chế quản lý kiến trúc TP. Nha Trang theo Luật Kiến trúc năm 2019 thay thế cho Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị TP. Nha Trang để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị”, văn bản của UBND TP. Nha Trang đề nghị.
Ông Nguyễn Sỹ Khánh - Chủ tịch UBND TP. Nha Trang cho biết: Quy định quản lý Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị TP. Nha Trang theo Điều 23 Nghị định số 38 ngày 7/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị (đã hết hiệu lực) và quy định quản lý Quy chế quản lý kiến trúc theo Điều 12 Nghị định số 85 ngày 17/7/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc có cùng tính chất và nội dung. Do đó, trong khoảng thời gian chờ lập và phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc TP. Nha Trang, UBND TP. Nha Trang đề nghị UBND tỉnh xem xét cho phép tiếp tục áp dụng Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị TP. Nha Trang được phê duyệt năm 2014 để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trên địa bàn thành phố. Đồng thời, đề nghị tỉnh sớm ban hành quyết định cho phép lập Quy chế quản lý kiến trúc TP. Nha Trang.
TP. Nha Trang đề nghị tỉnh Khánh Hoà cho cấp phép xây dựng tạm thời những khu vực chưa có quy hoạch chi tiết 1/500. Ảnh L.H |
Ngày 20/1 vừa qua, Sở Xây dựng Khánh Hoà đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh sớm ban hành quyết định cho phép lập Quy chế quản lý kiến trúc TP. Nha Trang và giao UBND TP. Nha Trang khẩn trương lập, phê duyệt, làm công cụ quản lý, cấp phép công trình, nhà ở riêng lẻ trên địa bàn thành phố.“Đối với kiến nghị của UBND TP. Nha Trang về việc tiếp tục áp dụng Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị TP. Nha Trang (đã hết hạn) làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh giao Sở Tư pháp nghiên cứu các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyển tiếp của luật và các văn bản liên quan để tham mưu UBND tỉnh”, văn bản Sở Xây dựng Khánh Hoà nêu rõ.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc