Bánh xèo núi Cấm
An Giang nổi tiếng với món bánh xèo, đặc biệt là bánh xèo núi Cấm, bởi được kết hợp với hàng chục loại rau rừng thiên nhiên - đặc sản trên núi Cấm: Tía tô, lá bứa, rau hoàng ngọc, rau ái nhĩ lan, đọt sung, đọt dâu, sao nhái, cát lồi, bằng lăng...
Khi đặt chân lên “nóc nhà miền Tây” thưởng thức bánh xèo vàng, nóng giòn, ăn cùng nhiều loại rau rừng và nước chấm chua ngọt, du khách sẽ cảm nhận được vị ngon ngọt, kích thích từ bột gạo, hòa lẫn với nhân bánh thịt ba rọi, giá, tép...
Cá linh
Là sản vật mùa nước nổi ở An Giang, khó có loại cá nào sánh được bởi độ ngọt, mềm và thơm. Cá linh chế biến được rất nhiều món ngon, như: Lẩu, kho tiêu, kho lạt, chiên giòn, làm mắm... Sản vật này còn “du ngoạn” nước ngoài từ sản phẩm cá linh đóng hộp.
Gà đốt Ô Thum
Ai từng đặt chân đến huyện Tri Tôn khó có thể bỏ qua món gà đốt Ô Thum, bởi hương vị đặc biệt của món ăn có nguồn gốc từ đồng bào dân tộc thiểu số Khmer. Đặc biệt, gà sau khi đốt thịt dai giòn, ngọt, bên ngoài lớp da giòn, màu vàng, bên trong ngọt vị đậm đà tự nhiên, hòa quyện mùi thơm đặc trưng của lá sả, lá chúc, tỏi...
Bún cá Châu Đốc
Là món ăn nổi tiếng của An Giang khiến du khách nhớ mãi mùi vị nước dùng ngọt thanh, thơm mùi ngải bún, sả, mắm ruốc hoặc mắm sặc và những miếng cá lóc vàng ươm màu nghệ tươi.
Món ăn sẽ càng kích thích vị giác khi ăn kèm với rau muống bào, bắp chuối, bông điên điển, rau răm, thịt heo quay, hột vịt lộn… và nước chấm mắm me hoặc nước chấm hòa quyện giữa muối, chanh, đường, tỏi, ớt.
Gỏi lá sầu đâu
Loại cây hoang dã, vị đắng vùng sông nước khó phai này trở thành món đặc sản ở An Giang. Món ăn này đã vượt khỏi làng quê vào các nhà hàng sang trọng và trở thành món khoái khẩu của người dân.
Đọt và lá sầu đâu kết hợp với khô cá sặc, khô cá lóc, thịt ba rọi và tôm để làm gỏi. Khi ăn có vị đắng nhưng hậu ngọt, tính mát, khiến thực khách khó quên hương vị thơm ngon.
Mắm cá mè vinh
Đây là đặc sản nổi tiếng xứ lụa Tân Châu, được ủ từ cá tươi cùng với “bí quyết“ thính mắm gia truyền. 6kg cá ủ cùng 1kg muối. Cá ngâm muối khoảng 1 tháng được trộn (chao) với các nguyên liệu, như: Đường, cơm rượu, thính rang vàng thơm...
Tròn 3 tháng, có được sản phẩm mắm cá thơm, thịt mềm, xương mềm, màu vàng sánh như mật ong. Mắm cá chiên hoặc chưng với thịt bằm, trứng gà, hành lá, hành tím, gừng tươi, để tăng thêm vị đậm đà, ăn kèm với chuối chát, dưa leo, đậu rồng, cà tím...
Đường thốt nốt
Là đặc sản nổi tiếng An Giang, có vị ngọt thanh, thơm ngon, thường được sử dụng trong chế biến thức ăn để tăng thêm phần hấp dẫn và tốt cho sức khỏe. Đường thốt nốt được nấu từ mật hoa và trái của cây thốt nốt, nên có vị ngọt thanh thơm đặc trưng.
Đường thốt nốt là một loại gia vị thượng hạng, có thể chế biến nhiều món đặc sản: Bánh bò thốt nốt, chè thốt nốt, ăn với cơm nguội... Ngoài vị ngọt, thơm đặc trưng, màu vàng nâu tự nhiên của đường thốt nốt giúp cho món ăn hấp dẫn.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.