Từ bao đời nay, những con sông của Hải Phòng đã đi vào thơ, vào nhạc, là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác phẩm văn học nghệ thuật. Sông cũng là mạch nguồn sự sống của Hải Phòng, mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho thành phố và người dân. Bởi thế, khai thác lợi thế từ các dòng sông để phát triển là mong mỏi của người dân Hải Phòng từ nhiều năm nay.
Thực tế, từ nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV và đặc biệt là Đại hội XVI, vấn đề khai thác thế mạnh các dòng sông được Hải Phòng tính đến một cách căn cơ, bài bản và hứa hẹn mang lại cho Hải Phòng những giá trị mới, tương lai thành phố ven sông hấp dẫn, quyến rũ đang dần hiện hữu.
Tài nguyên vô giá từ những dòng sôngTheo Kiến trúc sư Võ Quốc Thái, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hải Phòng, hệ thống sông nằm trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều là phần hạ lưu của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Toàn vùng có khoảng 50 sông, trong đó có 13 con sông có chiều dài trên 10km. Mạng lưới sông chính gồm 6 dòng sông: Thái Bình, Văn Úc, Cấm, Bạch Đằng, Lạch Tray, Luộc. Mạng lưới sông nhánh bao gồm sông Hoá, Tam Bạc, Kinh Môn, Hàn, Rế, Giá và Đa Độ. Mạng lưới sông chính chảy qua Hải Phòng có dòng chảy cơ bản theo hướng tây bắc - đông nam, chia địa bàn thành phố theo từng phân khúc tương tự như các đường vĩ tuyến. Ngoài chức năng bảo đảm giao thông đường thuỷ nội địa, các tuyến sông này còn là hành lang xanh dẫn gió chủ đạo đông nam cải tạo vi khí hậu thành phố. Có thể nói, đây chính nguồn tài nguyên vô giá của Hải Phòng.
Trên thế giới, có những thành phố ven sông làm mê đắm lòng người. Có thể kể tới như Venice (Italia) với kênh đào Grand; St. Peterburg (Nga) với sông Neva tuyệt đẹp, điểm nhấn ấn tượng của thành phố; Paris (Pháp) với dòng sông Seine lãng mạn cùng những công trình kiến trúc cổ kính như Nhà thờ Đức Bà, tháp Eiffel, Bảo tàng Louvre, vườn Tuileries...; quần thể kiến trúc bên bờ sông Seine đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hay London (Anh) bên dòng sông Thames xinh đẹp và bình yên; Thượng Hải là biểu tượng cho sự phát triển kinh tế thần kỳ của Trung Quốc với những khu phố hiện đại bậc nhất châu Á cùng rất nhiều tòa tháp chọc trời nằm 2 bên bờ sông Hoàng Phố. Thủ đô Vienna của Áo trở thành thành phố đáng sống nhất thế giới nhờ dòng sông Danube hùng vĩ chảy qua. Thủ đô Bangkok của Thái Lan có dòng sông Chao Phraya góp phần làm nên sự phồn vinh của đô thị… Tại Việt Nam, đã có những hình mẫu đô thị ven sông mang lại sự phồn thịnh và những tiềm năng hiếm có như thành phố Đà Nẵng với sông Hàn; Thành phố Hồ Chí Minh với sông Sài Gòn…
Tại Hải Phòng, với tầm nhìn chiến lược, với sự đổi mới, sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thành phố đã chỉ gần 2.000 tỷ đồng cải tạo, chỉnh trang sông Tam Bạc, nhờ vậy đã mang lại một giá trị khác hẳn cho khu vực này nói riêng và đô thị Hải Phòng nói chung. Bất cứ ai đi qua cũng cảm thấy ngỡ ngàng vì sự lột xác của đô thị nơi đây, từ nàng “Lọ Lem” bỗng trở thành thiên nga lộng lẫy, giá trị đất đai, nhà cửa tăng vài chục lần. Quan trọng hơn cả là góp phần quan trọng làm thay đổi cảnh quan, diện mạo đô thị Hải Phòng, khơi dậy những giá trị vốn ẩn mình hàng trăm năm nay của dòng sông Tam Bạc. Đã có người ví sông Tam Bạc của Hải Phòng hiện nay như sông Seine của Paris. Phố đi bộ, khu du lịch, ẩm thực… chắc chắn sẽ sớm hình thành, thu hút đông đảo người dân và du khách. Hay như các khu đô thị mới ven sông Lạch Tray như Vinhomes Marina; Apage; làng Việt kiều…; khu đô thị Vinhomes Imperia bên sông Cấm đã mang lại một diện mạo khác hẳn cho đô thị Hải Phòng, một môi trường sống lý tưởng mà bất kỳ ai cũng mong ước.
Khát vọng về những khu đô thị mới ven sông
Nghị quyết Đại hội XVI, nhiệm kỳ 2020- 2025 của Đảng bộ Hải Phòng xác định khai thác tiềm năng của các dòng sông là rất đúng đắn, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và tư duy đổi mới mạnh mẽ trong phát triển đô thị. Định hướng phát triển đô thị được chỉ rõ là: xây dựng, phát triển, hiện đại hóa đô thị Hải Phòng mang đặc trưng, bản sắc riêng của thành phố cảng biển; bố trí nguồn lực hợp lý để tiếp tục đẩy mạnh chỉnh trang, nâng cấp đô thị trung tâm, nhất là các khu đô thị dọc theo các dòng sông chảy qua nội đô, tạo thành các cảnh quan và các công trình công cộng, phúc lợi xã hội có giá trị văn hóa cao.
Có thể thấy, tư tưởng và định hướng phát triển đó đã được cụ thể hóa từ Nghị quyết đi vào cuộc sống. Trước mắt, thành phố sẽ cải tạo, chỉnh trang sông Tam Bạc đoạn từ cầu Lạc Long tới cầu Hoàng Văn Thụ. Các dòng sông khác đã có phân kỳ và xác định rõ nguồn lực thực hiện. Có thể nói, Hải Phòng đang rất rộng mở cơ hội phát triển đô thị ven sông và chắc chắn hai bên các dòng sông sẽ là những công trình kiến trúc mới; các khu đô thị, du lịch, các công trình kiến trúc văn hóa hiện đại, văn minh, nâng tầm vị thế đô thị Hải Phòng. Với tư duy và tầm nhìn như vậy, trong một tương lai không xa, Hải Phòng sẽ có những khu đô thị mới ven sông thậy lộng lẫy và kiêu sa như sông Cấm với những tòa nhà cao tầng hai bên cùng với những lô nhà thấp tầng xen kẽ; những công trình kiến trúc độc đáo gắn với thành phố mới Thủy Nguyên và khu trung tâm hành chính, chính trị mới của thành phố. Những giá trị tiềm ẩn của sông Tam Bạc, sông Lạch Tray… cũng sẽ sớm được đánh thức, để từ đây sẽ thu hút được nguồn lực dồi dào của các doanh nghiệp, của nhân dân, cùng với nguồn lực ngân sách tạo nên những công trình nhà ở, văn hóa, du lịch… xứng tầm đô thị loại 1 cấp quốc gia và đô thị đặc biệt sau này của Hải Phòng.
Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đang chờ Thủ tướng phê duyệt đều đã có sự tính toán rất kỹ lưỡng và khai thác các thế mạnh của Hải Phòng để phát triển đô thị theo 2 hướng: thành phố hàng hải toàn cầu và thành phố đáng sống ven sông, nói rộng hơn đó chính là phát triển đô thị hướng sông và hướng biển. Như thế, bản sắc đô thị Hải Phòng sẽ rất rõ ràng; các dòng sông vẫn hiền hòa, yên ả nhưng sẽ bừng lên sức sống mới thật mãnh liệt, mang lại sự hấp dẫn, quyến rũ cho Hải Phòng, góp phần để Hải Phòng sớm trở thành đô thị hiện đại tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc