Không dễ để được cấp giấy chứng nhận
Xã Văn Đức (huyện Gia Lâm) được xem là vựa rau lớn nhất nhì của Hà Nội. Riêng vùng rau do Hợp tác xã Nông nghiệp Văn Đức quản lý sản xuất đã có diện tích gần 240ha. Mặc dù vậy, diện tích được cơ quan chuyên môn Sở NN&PTNT Hà Nội cấp giấy chứng nhận VietGAP chỉ khoảng 37ha (chiếm gần 15,5% tổng diện tích canh tác của hợp tác xã).
Tương tự tại Hợp tác xã Nông nghiệp Tiền Lệ (huyện Hoài Đức), dù tổng diện tích canh tác rau các loại nơi đây lên tới hơn 200ha nhưng phần diện tích được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP mới đạt hơn 30ha. Khoảng 500 nông hộ của vựa rau đang cung ứng cho thị trường gần 3.000 tấn sản phẩm, chủ yếu là rau cải, rau dền, rau muống, rau mồng tơi...
Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, toàn TP hiện có hơn 13.000ha sản xuất rau, củ, quả các loại. Mặc dù vậy, hiện mới chỉ có gần 200ha (chiếm hơn 1,5% tổng diện tích canh tác rau, củ, quả toàn TP) được cấp giấy chứng nhận VietGAP; tập trung tại các vựa rau lớn của Hà Nội thuộc các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, Hoài Đức… Điều này phần nào cho thấy mức độ khắt khe trong việc cấp giấy chứng nhận VietGAP.
Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Văn Đức Nguyễn Văn Minh cho biết, để được cấp giấy chứng nhận VietGAP, đơn vị phải bảo đảm các quy định sản xuất hết sức nghiêm ngặt theo TCVN 11892-1:2017: Tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt do Bộ KH&CN công bố. Cán bộ thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội cũng thường niên kiểm tra việc chấp hành, chỉ cần chưa thực hiện đúng một công đoạn là ngay lập tức bị “tuýt còi”.
Nâng cao năng lực sản xuất
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, các chủ thể tham gia mô hình VietGAP đều được tập huấn, hướng dẫn quy trình sản xuất bảo đảm các quy định của TCVN 11892:1-2017. Đặc biệt là trong các công đoạn bón phân, tưới tiêu, phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch sản phẩm trồng trọt và ghi chép nhật ký sản xuất hàng ngày.
Bên cạnh việc tổ chức đánh giá nghiêm ngặt trước khi cấp giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt, công tác thanh tra, kiểm tra cũng được Sở NN&PTNT Hà Nội chỉ đạo thực hiện thường xuyên. Giám đốc Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội Bùi Thanh Hương cho biết, giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt có hiệu lực 3 năm.
Tuy nhiên hàng năm, đơn vị đều cử cán bộ chuyên môn xuống cơ sở để giám sát. Từ đó chỉ ra các điểm không phù hợp, yêu cầu cơ sở khắc phục. Nếu không đáp ứng được thì sẽ bị tạm ngừng hoặc đình chỉ, hủy bỏ giấy chứng nhận VietGAP.
Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, song hành với nâng cao nhận thức của chủ thể sản xuất - kinh doanh. Từ đầu năm 2022 đến nay, riêng Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức 55 lớp kiến thức an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến và 25 lớp tập huấn VietGAP trồng trọt. Nhờ đó những năm qua, trên địa bàn TP chưa ghi nhận trường hợp cơ sở rau VietGAP nào bị thu hồi giấy chứng nhận do không bảo đảm các quy định của TCVN 11892-1:2017.
Chất lượng sản phẩm tại những vùng rau trên địa bàn TP cũng đang từng bước được cải thiện. Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Hà Nội Lê Xuân Trường cho biết, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được người nông dân áp dụng như che phủ nilon, ứng dụng nhà màng - nhà lưới; đặc biệt là sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học - thảo mộc… Chính vì vậy, chất lượng rau nói chung luôn bảo đảm.
Thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, quản lý chất lượng vùng rau. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động liên kết sản xuất - tiêu thụ, vừa mở rộng đầu ra cho sản phẩm, vừa kêu gọi sự tham gia của các tổ chức, DN, chủ thể trong quản lý, phát triển chuỗi giá trị rau an toàn, VietGAP gắn với bảo đảm an toàn thực phẩm.
Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.