'Quảng trường Thời đại' sẽ hiện diện tại trung tâm TP.HCM
27/12/2024 3:03 PM (GMT+7)
Chủ tịch UBND TP.HCM giao Chủ tịch UBND Quận 1 chủ trì, làm việc với Sở ban ngành liên quan để đề xuất kế hoạch khai thác đối với khu vực trước Chợ Bến Thành, khu vực này cần được triển khai như Quảng trường Thời đại nổi tiếng ở Mỹ.
Văn phòng UBND TP.HCM vừa có thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi về hoạt động của các công viên và các không gian đi bộ tại khu vực trung tâm TP trên địa bàn Quận 1.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP yêu cầu đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền cho UBND Quận 1, Trung tâm Quản lý Phố đi bộ và Công viên trên địa bàn quận 1, để tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Phải có hoạt động kinh doanh hiệu quả để có nguồn thu duy trì các hoạt động thường xuyên cho các công viên và các không gian đi bộ tại khu vực trung tâm TP trên địa bàn.
Đồng thời giao UBND Quận 1, Trung tâm Quản lý Phố đi bộ và Công viên trên địa bàn quận 1 căn cứ các quy định pháp luật có liên quan, khẩn trương tham mưu đề xuất dự thảo quyết định ban hành quy chế quản lý hoạt động các công viên và các không gian đi bộ tại khu vực trung tâm TP trên địa bàn quận 1; hoàn thành dự thảo quyết định trong tháng 12/2024 và trình UBND TP trước ngày 15/1/2025.
Bên cạnh đó, giao Chủ tịch UBND Quận 1 Lê Đức Thanh chủ trì, làm việc với Sở ban ngành liên quan, để đề xuất kế hoạch triển khai thực hiện khai thác các hoạt động theo quy hoạch được duyệt đối với khu vực trước Chợ Bến Thành.
Khu vực này cần được triển khai như Quảng trường Thời đại (New York, Mỹ) nơi tập trung đông người gắn kết với nhà ga Trung tâm, bố trí các không gian văn hóa ẩm thực, tái hiện hình ảnh đặc trưng bản sắc người Sài Gòn qua hoạt động kinh doanh đường phố, có sự nghiên cứu sắp đặt để tạo ấn tượng đặc biệt với du khách.
Đề xuất khai thác tuyến đường Hàm Nghi thuộc khu vực CBD (khu lõi trung tâm thương mại - tài chính); Công viên 23 tháng 9 là không gian công cộng tổ chức các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội (tổ chức các sự kiện 3 miền, các hoạt động giao lưu quốc tế..); gắn kết không gian văn hóa lịch sử giữa bảo tàng TPHCM với Công viên Bách Tùng Diệp; và các khu vực còn lại tại khu trung tâm TP trên địa bàn quận 1.
Đến thời điểm 30/4/2025, phải định hình được được không gian tổng thể khu vực trung tâm TP nêu trên, tạo hình ảnh mới mẽ, đặc sắc, với các hoạt động sôi nổi của TP năng động, phục vụ người dân TP và khách du lịch; trình UBND TP trước ngày 15/1/2025.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND TP. Hà Nội xây dựng mới 5 cầu vượt nhẹ bằng thép nhằm giảm thiểu ùn tắc và tăng khả năng kết nối giao thông tại các quận Nam Từ Liêm, Long Biên, Thanh Xuân và Gia Lâm
Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (tên thương mại là Starlake Tây Hồ Tây) được xem là khu đô thị có giá chung cư, biệt thự, liền kề đắt đỏ bậc nhất thủ đô khi chung cư có giá hơn 100 triệu đồng/m2, biệt thự lên tới 850 triệu đồng/m2.
Tình trạng mặt bằng cho thuê đóng cửa hàng loạt, rao mãi không có người hỏi đang trở thành nỗi ám ảnh. Ở Hà Nội, TP.HCM, nhiều tuyến phố được mệnh danh “đất vàng” cho kinh doanh nay chứng kiến những bảng cho thuê dày đặc.
Nguồn cung căn hộ mở mới cả năm 2024 đạt khoảng 35.000 căn, cao hơn so với dự báo trước đó là 22.000 - 24.000 căn. Năm 2025, con số này được dự báo tăng lên mức 40.000 căn hộ cho cả hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM. Dù nguồn cung sẽ tăng đáng kể nhưng giá khó hạ.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản đề xuất một số nội dung của Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND TP. Hà Nội xây dựng mới 5 cầu vượt nhẹ bằng thép nhằm giảm thiểu ùn tắc và tăng khả năng kết nối giao thông tại các quận Nam Từ Liêm, Long Biên, Thanh Xuân và Gia Lâm
Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (tên thương mại là Starlake Tây Hồ Tây) được xem là khu đô thị có giá chung cư, biệt thự, liền kề đắt đỏ bậc nhất thủ đô khi chung cư có giá hơn 100 triệu đồng/m2, biệt thự lên tới 850 triệu đồng/m2.
Tình trạng mặt bằng cho thuê đóng cửa hàng loạt, rao mãi không có người hỏi đang trở thành nỗi ám ảnh. Ở Hà Nội, TP.HCM, nhiều tuyến phố được mệnh danh “đất vàng” cho kinh doanh nay chứng kiến những bảng cho thuê dày đặc.
Nguồn cung căn hộ mở mới cả năm 2024 đạt khoảng 35.000 căn, cao hơn so với dự báo trước đó là 22.000 - 24.000 căn. Năm 2025, con số này được dự báo tăng lên mức 40.000 căn hộ cho cả hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM. Dù nguồn cung sẽ tăng đáng kể nhưng giá khó hạ.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản đề xuất một số nội dung của Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.