Thứ sáu, 22/11/2024

Rộng cửa đưa trái cây Việt Nam sang thị trường tỷ rưỡi dân

19/02/2023 2:00 PM (GMT+7)

Trung Quốc mở cửa trở lại giúp hàng loạt nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này thêm rộng cửa.

Hiện Trung Quốc với tỷ rưỡi dân là thị trường xuất khẩu lớn nhất về trái cây Việt Nam, chiếm tỷ lệ 45,38%. Trong đó, vải thiều chiếm tỷ tlệ 90% lượng xuất khẩu ra nước ngoài, thanh long chiếm tỷ lệ hơn 80%.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã hoàn thiện hệ thống pháp luật, thông qua việc 2 lần sửa đổi Luật An toàn thực phẩm, đồng thời ban hành Lệnh 248, 249 vào năm 2021 và Lệnh 259 năm 2022. Đồng thời, Trung Quốc đã liên tục tăng cường thực thi pháp luật khi chủ trương đưa hoạt động thương mại đi vào chính quy, nền nếp và tăng cường giám sát, thực hiện nghiêm các quy định.

 

Rộng cửa đưa trái cây Việt Nam sang Trung Quốc - Ảnh 1.

Ngay khi Trung Quốc mở cửa trở lại, Việt Nam có nhiều cơ hội để gia tăng xuất khẩu hàng hóa. Đặc biệt, trái cây là mặt hàng xuất khẩu có nhiều lợi thế bởi nhu cầu của thị trường này luôn rất cao.

Đặc biệt, với tiền đề sẵn sàng từ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức Trung Quốc vào cuối tháng 10.2022, hàng loạt nông sản Việt được ký nghị định thư để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này giúp cho con đường đưa trái cây Việt sang Trung Quốc thêm rộng cửa.

Một doanh nghiệp xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc tại Hà Nội chia sẻ: "Hiện nông sản xuất sang Trung Quốc đang được doanh nghiệp thu mua tăng từ 20% tới 40% so với trước đó. Doanh nghiệp đang lên kế hoạch thu mua nông sản hết công suất nhà máy. Dự kiến, khoảng cuối tháng 3, khi vào mùa vụ mới thì việc thu mua xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tăng tốc hơn hiện nay

Theo vị này, kể từ khi thị trường Trung Quốc mở cửa thì giá các loại nông sản như thanh long, sầu riêng, mít, dưa hấu... đã tăng rõ rệt. Ví dụ, khi Trung Quốc mở cửa từ ngày 8.1 thì giá thanh long tăng lên rất cao, tăng gấp 3-4 lần. Hiện giá thanh long tại vườn dao động từ 30.000-35.000 nghìn đồng/kg, cao hơn rất nhiều so với giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát. Không chỉ thanh long, giá sầu riêng cũng đã tăng mạnh lên mức 180.000-190.000 đồng/kg với monthong Thái Lan, 150.000 đồng một kg với Ri 6, mít Thái tăng dao động từ 20.000-25.000 đồng/kg...

"Có thể thấy việc Trung Quốc mở cửa trở lại đã giúp giá nông sản tăng rất cao và thị trường dần sôi động trở lại. Trung Quốc đã có những quy định khá khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu. Thị trường này cũng đang thực thi chủ trương đưa hoạt động thương mại vào chính quy. Do đó đòi hỏi nông sản Việt cần hướng đến xuất khẩu bền vững để giữ thị trường này. Hiện hơn 90% dưa hấu Trung Quốc nhập khẩu có xuất xứ từ Việt Nam. Tuy nhiên, do chưa ký kết Nghị định thư, giá trị xuất khẩu của mặt hàng trái cây này chưa tương xứng với tiềm năng", vị này cho hay.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam đánh giá, với việc Trung Quốc mở cửa hoàn toàn, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả rất thuận lợi, tiết kiệm được nhiều chi phí. Hàng hóa không chỉ sẽ xuất khẩu được nhiều hơn, thông quan nhanh hơn, chất lượng sản phẩm sẽ đảm bảo hơn nên hiệu quả đem lại chắc chắn cao hơn năm 2022.

Một số ngành hàng xuất khẩu dự báo sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi lạm phát, nhưng rau quả sẽ không bị tác động mạnh như các ngành hàng đó. Dự báo, năm 2023 tăng trưởng xuất khẩu sẽ tăng 20% so với năm 2022. Năm 2022 đạt gần 3,4 tỉ USD thì năm 2023 xuất khẩu rau quả có thể đạt 4 tỉ USD.

Giới chuyên gia nhìn nhận, năm 2023 ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam có nhiều cơ hội bứt phá, nhất là tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc là hiện Việt Nam còn tới 7/12 mặt hàng chưa có nghị định thư. Điều này khiến một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam như thanh long, xoài, mít khó phát huy hết tiềm năng. Bên cạnh đó, một khó khăn nữa là thời gian xét duyệt mã số vùng trồng, mã số đóng gói khá dài.

Để xuất khẩu trái cây sang thị trường Trung Quốc được bền vững, giới chuyên gia đề xuất, Chính phủ, các bộ, ngành cần hỗ trợ địa phương quy hoạch khu chế biến và có chính sách khuyến khích đầu tư; hỗ trợ về nguồn vốn cũng như chuyển giao công nghệ.

Ðặc biệt, hỗ trợ mạnh về vốn, kết nối giữa nông dân và doanh nghiệp xây dựng mô hình liên kết hiệu quả và bền vững tại vùng nguyên liệu; tăng cường quản lý vùng trồng, quản lý chất lượng vật tư, cây giống và cả quá trình sản xuất, chế biến để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Bộ NN&PTNT cần nghiên cứu đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết chặt chẽ các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ theo chuỗi giá trị; thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, công nghệ làm "đầu tàu" dẫn dắt hoạt động. Mặt khác, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng chế biến sâu, chế biến tinh, từ đó nâng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Ông Tô Ngọc Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) khuyến cáo các địa phương, cơ quan quản lý nên xây dựng chiến lược phát triển ngành, xây dựng thương hiệu song song với xây dựng vùng sản xuất, vùng nuôi trồng chuyên canh tập trung, quy mô lớn dựa theo tín hiệu thị trường.

Với doanh nghiệp, cần thường xuyên cập nhật và tuân thủ quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của thị trường Trung Quốc. Cùng với đó, doanh nghiệp phải chú trọng xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu và nghiên cứu kỹ nhu cầu, xu thế phát triển của thị trường.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.

Tiệm vàng hôm nay xuất hiện diễn biến lạ

Tiệm vàng hôm nay xuất hiện diễn biến lạ

Nhiều tiệm vàng ở TP.HCM có diễn biến khá lạ vào hôm nay. Trong khi giá vàng miếng SJC tại các “ông lớn” giữ nguyên so với hôm qua thì có tiệm vàng quyết định tăng rất mạnh giá mua vào để "gom" hàng.