Chủ nhật, 24/11/2024

"Sang tay nhanh" bình quân gần 11 tỷ USD/ngày, lãi suất vay mượn giữa các ngân hàng vọt lên 5,13%

29/07/2022 9:00 AM (GMT+7)

Không chỉ "vay nóng" gần 50.000 tỷ đồng qua thị trường mở (OMO) trong 5 phiên liên tiếp, các ngân hàng còn tăng vay mượn lẫn nhau. Trong tuần này, bình quân mỗi ngày các ngân hàng "sang tay nhanh" 258.000 tỷ đồng, tương đương 10,7 tỷ USD.

Ngân hàng dồn dập vay mượn lẫn nhau, "thổi bùng" lãi suất

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong phiên giao dịch ngày 28/7, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu 5.000 tỷ đồng qua thị trường mở (OMO). Kết quả có 7/15 thành viên tham gia trúng thầu với khối lượng lên tới 4.999,9 tỷ đồng.

Trong phiên ngày 27/7, cũng ghi nhận 11 thành viên vay "nóng" của Ngân hàng Nhà nước 15.000 tỷ đồng qua kênh này.

Trong ba phiên trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã cho các tổ chức tín dụng vay gần 30.000 tỷ đồng qua kênh OMO. Như vậy, trong 5 phiên giao dịch liên tiếp mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng ra thị trường 50.000 tỷ đồng.

Động thái này diễn ra sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện "rút" về 120.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu trong hơn 1 tháng trước, điều này đã tạo áp lực tới thanh khoản VNĐ.

"Sang tay nhanh" bình quân gần 11 tỷ USD mỗi ngày, lãi suất vay mượn giữa các ngân hàng vọt lên 5,13% - Ảnh 1.

Lãi suất trên thị trường mở vọt lên 4% - ngang với trước đại dịch.

Cùng với việc các ngân hàng gia tăng vay "nóng" từ Ngân hàng Nhà nước, lãi suất qua kênh cầm cố này cũng liên tục tăng. Từ mức 2,5% - duy trì trong thời gian dài, đến phiên giao dịch ngày 28/7, lãi suất trúng thầu đã lên tới 4%/năm, tức là đã tăng 1,6 lần.

Không chỉ vậy, hoạt động "vay nóng" lẫn nhau giữa các ngân hàng cũng sôi động, kéo lãi suất thị trường liên ngân hàng vọt trên 5%/năm.

Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 27/7, doanh số giao dịch kỳ lên tới trên 265.000 đồng/ngày, trong đó có tới gần 254.000 tỷ đồng vay qua đêm với lãi suất lên tới 5,13%.

Trong phiên 26/7, các ngân hàng cũng "sang tay nhanh" qua đêm gần 280.000 tỷ đồng và gần 240.000 tỷ đồng vào ngày 25/7. Như vậy, bình quân mỗi ngày các ngân hàng "sang tay nhanh" lẫn nhau bình quân 258.000 tỷ đồng, tương đương 10,7 tỷ USD.

Trong khi đó, vào phiên giao dịch đầu tiên của tháng 7, doanh số giao dịch chỉ 180.000 tỷ đồng/ngày và lãi suất cho vay qua đêm chỉ là 0,87%/năm.

Như vậy, doanh số giao dịch đã tăng 1,5 lần và lãi suất "sang tay nhanh" vọt lên xấp xỉ 6 lần và tăng gần 13 lần so với đầu tháng 6/2022.

Thực tế, lãi suất trên thị trường ngân hàng bắt đầu nóng từ 18/7/2022, vượt mức 1%/năm từ ngày 19/7 sau đó tăng dần lên 1,4% ngày 20/7, 3,67% ngày 25/7, 5,01% vào ngày 26/7 và lên tới 5,13%/năm vào ngày 27/7.

"Sang tay nhanh" bình quân gần 11 tỷ USD mỗi ngày, lãi suất vay mượn giữa các ngân hàng vọt lên 5,13% - Ảnh 3.

Bình quân 3 phiên gần đây, mỗi ngày các ngân hàng "sang tay nhanh" gần 11 tỷ USD, lãi suất tăng vọt.

Các chuyên gia cho rằng, lãi suất trên thị trường mở và liên ngân hàng tăng cao phản ánh nhu cầu bổ sung thanh khoản hệ thống. Điều này không quá lo ngại bởi đây chỉ là hiện tượng mang tính chất cục bộ, diễn ra trong ngắn hạn.

Hơn nữa, mức lãi suất trên thị trường mở OMO hiện nay dù đã tăng từ 2,5% lên 4% - cũng chỉ tương đương với mức lãi suất của thời kỳ trước đại dịch.

"Rủng rỉnh" tiền, mỗi ngày người dân "ôm" thêm gần 1.800 tỷ đi gửi ngân hàng

Ở Việt Nam, lãi suất thị trường 2 (liên ngân hàng) không có sự truyền dẫn tới thị trường 1 (lãi suất tiết kiệm) nên sự nóng lên của thị trường liên ngân hàng không dẫn tới cuộc đua lãi suất trên thị trường 1.

Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất trên thị trường cũng liên tục tăng từ đầu năm đến nay với mức tăng 0,2-1 điểm % so với đầu năm. Lãi suất tăng, tiền của người dân đổ vào ngân hàng vì thế tăng đột biến.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến cuối tháng 5, tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư tại các tổ chức tín dụng đã đạt gần 5,569 triệu tỷ đồng, tăng 5,07% so với cuối năm trước, tương đương mức tăng ròng 268.480 tỷ đồng. Nếu tính từ đầu năm, cứ mỗi ngày trôi qua, người dân lại mang thêm gần 1.800 tỷ đi gửi ngân hàng lấy lãi.

"Sang tay nhanh" bình quân gần 11 tỷ USD mỗi ngày, lãi suất vay mượn giữa các ngân hàng vọt lên 5,13% - Ảnh 4.

Nguồn: SBV

Tại hội nghị sơ kết ngành ngân hàng tổ chức giữa tháng 7 vừa qua, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà nhận định, xu hướng tăng lãi suất trên toàn thế giới vẫn đang diễn ra, mục tiêu giảm lãi suất cho vay theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ tiếp tục gặp khó khăn, thách thức đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải có những nỗ lực lớn, quyết tâm cao để triển khai.

Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ lãi suất điều hành ở mức thấp trong 6 tháng đầu năm để tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ Ngân hàng Nhà nước. Phó Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng quyết tâm cùng toàn ngành ủng hộ chủ trương của Quốc hội, Chính phủ trong việc ổn định, giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế.

Theo ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng nhanh lãi suất cùng với áp lực lạm phát trong nước gia tăng, Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho  tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp, có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bất động sản, Bitcoin, hay kênh nào hút vốn từ chứng khoán?

Bất động sản, Bitcoin, hay kênh nào hút vốn từ chứng khoán?

Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.

Chính Bitcoin mới là giới hạn của Bitcoin?

Chính Bitcoin mới là giới hạn của Bitcoin?

Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...