Dự báo giá đường nội địa sắp tới có thể tiếp tục tăng nhẹ cùng với đà tăng mạnh của giá đường thế giới, cũng như khả năng kiểm soát đường nhập lậu thời gian tới. Đây là những lợi thế với "ông lớn" ngành đường Việt Nam.
Niên độ 2023-2024 (từ ngày 01/07/2023 - 30/06/2024), Ban lãnh đạo TTC AgriS dự kiến tổng sản lượng tiêu thụ đường của Công ty sẽ giảm nhẹ và giữ vững thị phần ở các phân khúc kinh doanh. Đối với các chỉ tiêu tài chính, SBT đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất giảm 17% so với cùng kỳ xuống còn 20.622 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi trước thuế kỳ vọng tăng 18% lên mức 850 tỷ đồng.
Trong quý IV niên độ 2022-2023 (từ 1/7-30/9), SBT ghi nhận doanh thu thuần đạt 6.800 tỷ đồng, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn bán hàng tăng 20,7% lên 5.999 tỷ đồng, lợi nhuận gộp tăng 50,5% lên 801 tỷ đồng.
Đồng thời, doanh thu tài chính tăng 16,6% lên 284,7 tỷ đồng; lỗ trong công ty liên kết lên tới gần 15 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 18,7 tỷ đồng; chi phí bán hàng giảm 5,8% xuống 162 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 21% lên 206 tỷ đồng; lợi nhuận khác kỳ này lỗ 15,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 42,7 tỷ đồng.
Vì vậy, kết thúc quý IV của niên độ 2022-2023, TTC Sugar lãi gần 77 tỷ đồng, giảm 66% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế cả niên độ 2022-2023, SBT ghi nhận 24.746,7 tỷ đồng doanh thu, tăng 35%; lãi trước thuế đạt 709 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt hơn 610 tỷ đồng, giảm 30% so với niên độ 2021-2022.
Theo giải trình của SBT về biến động kết quả kinh doanh Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất niên độ 2022-2023 so với cùng kỳ năm trước nguyên nhân cụ thể như sau: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo hợp nhất giảm 269 tỷ đồng, tương đương 31% so với cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do quy mô hoạt động của SBT được mở rộng theo đúng lộ trình hướng tới chuỗi giá trị nông nghiệp toàn diện, khi doanh thu hợp nhất niên độ 2022-2023 tiếp tục tăng trưởng, tăng 35%, tương đương 6.424 tỷ so với cùng kỳ.
Trong đó, sản phẩm đường vẫn chiếm tỷ trọng lớn 92% và tỷ trọng các loại doanh thu khác cũng có chuyển dịch nhẹ. Tuy nhiên, cùng với ảnh hưởng từ mặt bằng lãi suất thị trường so với niên độ 2021-2022, chi phí lãi vay tăng mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận thuần trước thuế giảm 31%, tương đương 326 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp niên độ 2022-2023 trên báo cáo riêng lẻ tăng 23%, tương đương 74 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu do các khoản cổ tức nhận được từ các công ty con trong kỳ, đồng thời lợi nhuận báo cáo riêng cũng chịu ảnh hưởng lớn từ chi phí lãi vay.
Tính tới 30/6/2023, tổng tài sản của TTC Sugar đạt hơn 30.000 tỷ đồng, tăng 8,2% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 67% tổng tài sản với 20.065 tỷ đồng.
Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 23% lên 3.154 tỷ đồng; Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng 40,4% lên 1.761,5 tỷ đồng, chứng khoán kinh doanh ở mức 802,3 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào cổ phiếu GEG 740 tỷ đồng, VNG hơn 34 tỷ đồng; dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh hơn 68 tỷ đồng, tăng 130% so với năm ngoái.
Phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm 15% xuống 1920 tỷ đồng; trả trước cho người bán ngắn hạn tăng 23,3% lên 5.180 tỷ đồng. Hàng tồn kho giảm nhẹ xuống 4.491,6 tỷ đồng.
Trong năm qua, SBT đầu tư 2.484 tỷ đồng vào công ty liên kết. Trong đó, đầu tư vào vào CTCP Toàn Hải Vân (Công ty kinh doanh bất động sản, kho cảng, bến bãi) 1.989,2 tỷ đồng, đầu tư vào CTCP Khoai Mì Tây Ninh (sản xuất tinh bột khoai mì và mạch nha) số tiền 116,7 tỷ đồng; rót vào CTCP Xuất nhập khẩu Tân Định (kinh doanh bất động sản) 378,3 tỷ đồng.
Nợ phải trả tăng 8% lên 19.500 tỷ đồng, nợ ngắn hạn chiếm 88% trong tổng nợ phải trả. Vay nợ ngắn hạn tăng 26,7% lên 11.038 tỷ đồng, vay nợ dài hạn giảm 73,3% xuống 659,3 tỷ đồng. Tổng nợ vay trái phiếu là 725,5 tỷ đồng.
Với kết quả đạt được, TTC AgriS dự kiến chia cổ tức niên độ 2022-2023 với tỷ lệ 4% bằng tiền mặt và/hoặc bằng cổ phiếu, tương ứng tổng chi 296 tỷ đồng. Bước sang niên độ 2023 - 2024, tỷ lệ chia cổ tức dự kiến từ 5% - 7%/mệnh giá.
Đồng thời Công ty sẽ chia cổ tức cổ phiếu ưu đãi với mức cổ tức cố định là 5,5%/năm trong 1,5 năm đầu tiên, các năm tiếp theo sẽ theo thỏa thuận giữa công ty và Quỹ đầu tư của Chính phủ Đức (DEG), nhưng không vượt quá 12%/năm (đã bao gồm cổ tức đã trả trước đó).
Trong trường hợp lợi nhuận trước thuế vượt hơn so với kế hoạch, sẽ trích thưởng 5% của phần lợi nhuận trước thuế vượt so với kế hoạch cho HĐQT và Ban quản lý Công ty.
Chiến lược cổ phần hóa và niêm yết/tái niêm yết công ty con/công ty liên kết
Mới đây, SBT đã có đợt xin ý kiến cổ đông bằng văn bản với thời hạn trước ngày 13/10/2023, theo đó HĐQT SBT đã trình cổ đông thông qua chủ trương chiến lược cổ phần hóa và niêm yết/tái niêm yết công ty con/công ty liên kết. Công ty cho biết kế hoạch này nhằm đầy mạnh định vị thương hiệu TTC AgriS trên phạm vi toàn cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tính tới ngày 30/06/2023, SBT đang có 18 công ty con trực tiếp, 12 công ty con gián tiếp và 4 công ty liên kết. Các đơn vị này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực trồng mía, sản xuất và kinh doanh đường, ngoài ra sản xuất điện…
Ngoài ra, trong ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 sắp tới đây, HĐQT SBT cũng sẽ trình cổ đông phương án phát hành hơn 37 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), tương ứng 5% số cổ phần đang lưu hành.
Đối tượng tham gia chương trình là Thành viên HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, Ban điều hình, Cán bộ nhân viên chủ chốt của các đơn vị thuộc Công ty.
Số cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng từ 12-18 tháng kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Thời gian thực hiện dự kiến trước ngày 30/06/2024.
Với giá phát hành là 10.000 đồng/CP, số vốn thu được dự kiến hơn 370 tỷ đồng, SBT sẽ dùng toàn bộ để bổ sung nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm.
Trước đó, ngày 3/10, HĐQT SBT còn công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản nhằm thông qua phương án phát hành hơn 148,1 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương ứng 20% số cổ phần đang lưu hành.
Giá chào bán dự kiến là 12.000 đồng/CP, số tiền dự kiến huy động được hơn 1.777 tỷ đồng, SBT sẽ dùng toàn bộ để bổ sung nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Số cổ phiếu phát hành thêm sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng, SBT dự kiến thực hiện trước ngày 31/12/2024, ngay sau khi UBCKNN chấp thuận.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Chênh lệch giữa tăng trưởng huy động vốn và tín dụng nới rộng bất chấp lãi suất tiền gửi liên tục được các ngân hàng điều chỉnh tăng kể từ tháng 4 đến nay. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái rất tích cực hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt.
Là dự án trọng điểm quốc gia, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Vũng Tàu với tổng đầu tư hơn 5 tỷ USD phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã ký phê duyệt 105 gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức dưới 1%, với nhiều gói trong đó chỉ có 1 đơn vị tham gia.
Được kỳ vọng trở thành khu thể dục thể thao hiện đại bậc nhất TP.HCM, nhưng Khu Liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch vẫn còn dở dang, được người dân tận dụng làm ao nuôi cá.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ. Với người dân nên mua bán ngoại tệ tại các ngân hàng, không mua bán ở thị trường tự do, trái với quy định và tiềm ẩn nhiều rủi ro.