Với việc chấm dứt lập đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu phía phía Đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng (TP. Nha Trang), tỉnh Khánh Hoà cũng đang cho rà soát các công trình chắn biển tại khu vực này.
Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng (TP. Nha Trang) được phê duyệt năm 2014.
UBND Khánh Hoà đã ban hành Thông báo số 603 chỉ đạo Sở Xây dựng thực hiện điều chỉnh đồ án này. Theo đó, Sở Xây dựng đã phối hợp với đơn vị tư vấn lập đồ án điều chỉnh và nhiều lần chỉnh sửa theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo Quyết định số 21 (ngày 07/01/2016).
Tuy nhiên, một phần diện tích của đồ án trên trùng với phạm vi lập quy hoạch của Đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu Khu trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang.
Mặt khác, nội dung phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng cần căn cứ vào các nội dung định hướng liên quan của Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Nha Trang đến năm 2040 để đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với quy hoạch cấp cao hơn.
Trước đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hoà đã thống nhất chủ trương chấm dứt lập Đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng, trên cơ sở đề xuất của UBND tỉnh này.
Đối với việc thay đổi quy hoạch, để tránh lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản, tạm thời thực hiện tháo dỡ hàng rào xung quanh và một số công trình lưu trú nhằm tạo không gian thông thoáng, sạch đẹp, UBND tỉnh Khánh Hoà đề xuất cho phép gia hạn, tháo dỡ di dời các hạng mục công trình thuộc Khu nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang.
Đồng thời, cho phép sử dụng một số hạng mục công trình: hồ bơi, vật kiến trúc, cây xanh, công trình dịch vụ để phục vụ cho công cộng trong thời gian chờ Quy hoạch thiết kế đô thị khu vực phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng được phê duyệt.
Đối với các nhà hàng: Louisiane, Sailing Club, Thùy Dương, Yến sào, UBND tỉnh đề nghị cho tiếp tục hoạt động đến khi các quy hoạch phân khu liên quan khu vực này hoặc đồ án thiết kế đô thị riêng liên quan được phê duyệt.
Về việc rà soát thời hạn thuê đất đối với các công trình, dự án đang hoạt động ở phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng (trong đó có Nhà khách 378, Cảng Hải quân), Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Khánh Hoà chỉ đạo UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong tháng 9/2022.
Theo UBND tỉnh Khánh Hoà, Khu nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang đã dừng hoạt động lưu trú từ ngày 30/6/2022 và đang thực hiện các thủ tục để tháo dỡ các hạng mục công trình.
Nhà hàng Louisiane có thời hạn hoạt động của dự án là 40 năm kể từ ngày 7/1/2004, nhưng thời gian thuê đất chỉ có 18 năm (từ ngày 1/3/2004 đến ngày 1/3/2022).
Nhà hàng Sailing Club có thời gian thuê đất đến ngày 30/9/2023 và hiện nay vẫn còn nợ hơn 4 tỷ đồng tiền thuê mặt đất hàng năm.
Nhà hàng Thùy Dương được UBND tỉnh cho Công ty cổ phần Du lịch Thùy Dương thuê hơn 1.800m2 đất năm 2007, thời hạn thuê đất 20 năm.
Nhà hàng Yến sào có diện tích hơn 1.500m2 được UBND tỉnh cho Công ty TNHH Một thành viên Yến sào Khánh Hòa thuê từ năm 2010, thời hạn 30 năm. Hiện nay, chủ đầu tư đang sử dụng đất để thực hiện Dự án Trung tâm quảng bá sản phẩm yến sào và làm công viên công cộng.
Công trình Cảng Hải quân thuộc khu đất được Học viện Hải quân tiếp quản và sử dụng từ sau năm 1975 đến nay. Năm 2008, UBND tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Học viện Hải quân với tổng diện tích gần 45.000m2, mục đích sử dụng là đất quốc phòng, thời hạn sử dụng lâu dài.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc