Trình bày tại hội thảo "Nhận diện cơ hội và thách thức đối với sự phát triển ngành logistics TP.HCM", Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết mỗi năm GRDP của TP.HCM đạt khoảng 1,3 triệu tỷ đồng thì lĩnh vực logistics chiếm 8,6% GRDP toàn TP, đóng góp khoảng 117.000 tỷ/năm. Trong 9 ngành dịch vụ trọng yếu, logistics chiếm tới 19,3%.
Tuy nhiên, ông Vũ nhìn nhận việc đầu tư cho logistics thực tế "chưa làm gì nhiều". Các doanh nghiệp chủ yếu phát triển tự phát và chưa có sự quy hoạch phát triển bài bản, sự vào cuộc tổng thể của các sở, ngành. Hạ tầng giao thông về đường bộ, đường sắt, đường thủy đều chậm. Những đường mang tính động lực phát triển chưa hoàn thành. Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải cả hành khách và hàng hóa.
"Cơ sở hạ tầng chỉ khai thác một thời gian rất ngắn nữa sẽ hết năng lực phát triển", ông Vũ lo ngại.
Dẫn chứng 54% doanh nghiệp logistics Việt Nam có trụ sở chính tại TP.HCM, ngành công thương TP.HCM xác định lĩnh vực này có dư địa phát triển lớn. TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp TP.HCM đạt 15% và đến năm 2030 đạt 20%. Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP TP đạt 10% và đến năm 2030 đạt 12%. Chi phí logistics kéo giảm khoảng 10-15%. Bên cạnh đó là đầu tư và hình thành 8 trung tâm logistics xung quanh thành phố.
Đồng thời, ông Vũ nhấn mạnh giải pháp liên kết vùng trong phát triển logistics và khẳng định TP.HCM "không cạnh tranh" với các tỉnh bạn mà coi đây là động lực phát triển.
"Không có chuyện cạnh tranh với ai mà vai trò đầu tàu thì liên kết vùng phải đặt nặng. Bạn đang phát triển để ta phải trở bộ chứ không có ý cạnh tranh với Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An. Bình Dương đã vượt lên. Nếu TP.HCM không trở bộ thì thách thức sẽ gia tăng giai đoạn sắp tới", ông Vũ trăn trở.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi "đặt hàng" các doanh nghiệp logistics đặt mục tiêu tỷ trọng đóng góp của ngành vào GRDP TP đạt 15% vào 2030.
Nhắc lại trung tâm logistics đang dịch chuyển, ông Mãi đặt vấn đề TP.HCM đang ở đâu trong mạng lưới và sự chuyển động này. "Nếu trung tâm dịch chuyển thì ta đóng vai trò gì trong quy hoạch mạng lưới tổng thể của logistics. Ta chọn phân khúc nào để thể hiện vai trò", ông chia sẻ và cho rằng đây là vấn đề cần sớm trả lời.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?