Thứ tư, 27/11/2024

"Biết mình, biết ta" trước khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

27/11/2024 6:08 AM (GMT+7)

Thị trường tín chỉ carbon là xu thế của tương lai. Bên cạnh thời cơ, thị trường này vẫn tiềm ẩn thách thức cho doanh nghiệp.

Chuyển đổi xanh đang là xu thế toàn cầu và Việt Nam không nằm ngoài dòng chảy đó. Dù muốn dù không, doanh nghiệp Việt Nam cần nghiêm túc nghĩ đến câu chuyện phát triển xanh, bền vững và quan tâm đầu tư cho tín chỉ carbon.

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia chia sẻ tại buổi tọa đàm "Giảm và loại bỏ carbon trong tương lai: Thúc đẩy giảm phát thải carbon trong các ngành công nghiệp" diễn ra chiều 26/11 tại TP.HCM do Intertek Việt Nam cùng Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam tổ chức.

Các diễn giả trao đổi tại tọa đàm Giảm và loại bỏ carbon trong tương lai: Thúc đẩy giảm phát thải carbon trong các ngành công nghiệp. Ảnh: Q.D

Theo ông Nguyễn Huy - Giám đốc Đảm bảo chất lượng dịch vụ thực phẩm Intertek Việt Nam và Campuchia, quá trình chuyển đổi xanh của doanh nghiệp cần lộ trình cụ thể. Trong đó, doanh nghiệp cần xem xét cẩn trọng, tìm hiểu rõ các tiêu chuẩn chuyển đổi xanh trong nước và quốc tế. Việt Nam dự kiến sẽ phân bổ hạn ngạch và thử nghiệm hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính (ETS) vào năm 2025.

Đối với tín chỉ carbon, ông Huy khuyên doanh nghiệp cần biết rõ về nó; biết được doanh nghiệp mình đang sở hữu lợi thế gì. “Mình cần hiểu rõ về dấu chân carbon, đánh giá được rủi ro khi mình xuất hiện ở các thị trường với dấu chân carbon đó. Chúng ta phải xem xét với cả những doanh nghiệp quốc tế, không chỉ ở Việt Nam”, ông Huy nói.

Ông Zhang Bin Liang - Giám đốc Công ty Sino Carbon (Trung Quốc), cho biết Trung Quốc đã bắt đầu nhắc đến khái niệm tín chỉ carbon từ những năm 2017. Tuy nhiên đến năm 2021, ở đó mới có sàn giao dịch carbon chính thức với hai hình thức: thị trường giao dịch hạn ngạch và thị trường tín chỉ carbon.

Để các doanh nghiệp chuyển đổi xanh, ông Zhang cho biết có ba cách mà Trung Quốc đã áp dụng. Đầu tiên là áp dụng những quy định pháp luật, ví dụ như bắt buộc doanh nghiệp phải giảm phát thải ra môi trường. Tuy nhiên điều này sẽ gây khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Thị trường tín chỉ carbon đang dần được quan tâm tại Việt Nam. Ảnh: Q.D

Thứ hai là Trung Quốc đánh thuế cao đối với những doanh nghiệp phát thải cao, điều này cũng tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Cách cuối cùng, được ông Zhang cho là tối ưu nhất mà Trung Quốc áp dụng, là câu chuyện thị trường. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ cân đối lượng phải thải và sản xuất, nếu lượng phát thải dương, bắt buộc phải mua từ các đơn vị khác. Ngược lại nếu doanh nghiệp phát thải âm, sẽ có thể thu lợi từ việc bán tín chỉ carbon.

Ông Cù Huy Quang - Phó Chánh Văn phòng Sản xuất và Tiêu dùng bền vững (Bộ Công Thương) - cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP 26), Việt Nam đã đưa ra các cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó có mục tiêu "Phát thải ròng bằng 0 - Netzero vào năm 2050".

Theo ông Quang, kinh tế tuần hoàn giảm phát thải là mục tiêu rất lớn của quốc gia. Nhà nước đã có nhiều giải pháp được đưa ra để hiện thực hóa mục tiêu này, tuy nhiên vai trò quan trọng nhất vẫn nằm ở các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Eximbank tăng vốn điều lệ ngay trước Đại hội đồng cổ đông bất thường

Eximbank tăng vốn điều lệ ngay trước Đại hội đồng cổ đông bất thường

Ngân hàng Eximbank tại TP.HCM vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận về việc tăng vốn điều lệ lên gần 18.700 tỷ đồng từ gần 17.470 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước đồng ý ngay trước khi Đại hội đồng cổ đông bất thường của Eximbank dự kiến vào ngày 28/11/2024.

Tìm lối thoát cho dự án nhà thi đấu gần 2.000 tỷ đồng tại đất vàng

Tìm lối thoát cho dự án nhà thi đấu gần 2.000 tỷ đồng tại đất vàng

Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng toạ lạc tại vị trí đất vàng giữa trung tâm thành phố đã nằm bất động hơn 15 năm qua.

C.P. Việt Nam bàn giao dự án phục hồi 17 hecta rừng tràm tỉnh Long An

C.P. Việt Nam bàn giao dự án phục hồi 17 hecta rừng tràm tỉnh Long An

Khu Bảo tồn Đất ngập nước (KBT ĐNN) Láng Sen tại Long An là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam và thứ 2.227 trên thế giới. Dự án này được hỗ trợ nguồn vốn của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (C.P. Việt Nam) hợp tác cùng Tập đoàn PAN.

Bayer Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Bayer Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Ngày 21/11 tại TP.HCM, Bayer Việt Nam đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, tham dự sự kiện có các khách mời, đối tác và nhân viên công ty.

Còn lại bao nhiêu vốn tín dụng dự kiến cho cả nền kinh tế vào cuối năm?

Còn lại bao nhiêu vốn tín dụng dự kiến cho cả nền kinh tế vào cuối năm?

Ước tính gần 670.000 tỷ đồng vốn tín dụng sẽ được bơm vào nền kinh tế trong 2 tháng cuối năm này để hỗ trợ tăng trưởng GDP theo kế hoạch do Ngân hàng Nhà nước đặt ra hồi đầu năm.

Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%

Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội vẫn tăng cả về số vụ và số người bị thương. Đặc biệt, tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%.