Thứ bảy, 23/11/2024

Sóc Trăng sốt đất

27/12/2021 6:30 PM (GMT+7)

Cả đất ruộng lẫn đất nuôi tôm ở khu vực đang quy hoạch cảng biển Trần Đề và dự án đường từ tuyến Nam Sông Hậu về trung tâm TP Sóc Trăng đang được giới đầu cơ săn lùng.


Hơn 3 tháng qua, giới đầu cơ bất động sản liên tục đổ về tuyến đường tỉnh 934B ở Sóc Trăng để xem đất. Giá đất ruộng dọc theo tuyến đường này cũng tăng dần từ khi cầu Mạc Đĩnh Chi vượt sông Maspéro được hợp long vào đầu tháng 9/2021, nối liền TP Sóc Trăng với huyện Trần Đề.

Đất ruộng 1.000 m2 giá một tỷ đồng

Khoảng 3 năm qua, thị trường bất động sản ở Sóc Trăng khá nhộn nhịp vì tỉnh này đầu tư nhiều dự án cầu, đường quy mô lớn như trục phát triển tôm - lúa, cầu Vành Đai 2, cầu Nguyễn Văn Linh, cầu Mạc Đỉnh Chi, đường tỉnh 934B… Trong đó, cầu Mạc Đĩnh Chi gần 278 tỷ đồng, kết nối TP Sóc Trăng với tuyến đường phục vụ an ninh quốc phòng, ứng cứu tàu thuyền vùng biển Trần Đề (đường tỉnh 934B).

Đường tỉnh 934B rút ngắn được khoảng 18 km so với tuyến đường hiện hữu vòng từ TP Sóc Trăng sang huyện Mỹ Xuyên đến Trần Đề và trong tương lai sẽ mở rộng thành “đại lộ’. Vì vậy, sau ngày cầu Mạc Đĩnh Chi hợp long, mỗi ngày có gần 100 người ở các công ty bất động sản đưa khách hàng sang tỉnh lộ 934B để xem đất và thực hiện các giao dịch với sự hỗ trợ của ngân hàng.


Sóc Trăng sốt đất  - Ảnh 1.

Đường tỉnh 934B nối huyện Trần Đề với TP Sóc Trăng. Ảnh: Xuyên Trần.

Giám đốc Công ty Bất động sản Xuyên Trần - Trần Lệ Xuyên - cho biết nhiều ngày qua chị liên tục đưa khách đến huyện Trần Đề để xem đất và nhận tiền đặt cọc liên quan đến các giao dịch bất động sản ven đường 934B.

Theo chị Xuyên, đất ruộng gần cầu Mạc Đĩnh Chi mỗi công (1.000 m2) hơn một tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không chịu bán đất nguyên thửa mà kéo dây bán mét ngang với giá khoảng 350 triệu đồng/m. Với giá này, một nền nhà 4-5 m giá từ 1,4-1,65 tỷ đồng, chưa tính chi phí chuyển mục đích sử dụng đất lên thổ cư.

“Có một khách hàng gửi tôi bán 152 m mặt tiền đường tỉnh 934B, gần cầu Mạc Đĩnh Chi với giá 350 triệu đồng/m. Đất này có thổ cư 2.200 m2, chiều sâu 40 m. Một khu đất khác gần chỗ này rộng 188 công (18,8 ha) được chủ đất kêu bán 220 tỷ đồng. Khu này có chủ trương cho xây nhà ở thương mại, chủ đất lo giấy tờ cho khách”, chị Xuyên nói.

Hiện, 2 bên đường tỉnh 934B từ TP Sóc Trăng về huyện Trần Đề rất ít nhà dân. Những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ruộng lúa 2 bên đường đang chín dần và nắng nóng hầm hập nhưng vẫn có nhiều người đi xem đất để đầu tư đón đầu các dự án.

“Đất ven đường tỉnh 934B sốt giá là có thật nhưng tôi nghĩ đây là giá ảo vì 2 bên đường chưa có điện, nước và cây xanh”, anh Trang Sĩ Thống, chủ một doanh nghiệp bất động sản nói.

Đất nuôi tôm tăng hơn gấp đôi

Ông Lưu Hữu Danh, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Trần Đề cho biết giá đất ở huyện này tăng cao không chỉ dọc theo đường tỉnh 934B mà còn ở khu vực từ trung tâm huyện đến cầu Mỹ Thanh 2 vì có thông tin nơi đây được quy hoạch cảng biển.

Theo ông Danh, đất nuôi tôm nằm xa đường Nam Sông Hậu trước đây 40-50 triệu đồng/công nay đã tăng lên 70-80 triệu đồng; cạnh đường Nam Sông Hậu từ 150 triệu tăng lên 300 triệu đồng/công.

Đối với đường từ Trần Đề về TP Sóc Trăng, ông Danh cho biết trước đây nơi thấp nhất là 30-40 triệu đồng/m ngang nay tăng lên 100 triệu đồng/m ngang. Khu vực đường tình 934B đấu nối với Nam Sông Hậu từ 100 triệu tăng lên 200 triệu đồng/m ngang.



Sóc Trăng sốt đất  - Ảnh 2.

Nhiều người đến huyện Trần Đề xem đất để đầu tư dọc theo đường tỉnh 934B. Ảnh: Gia Bảo.

Theo vị lãnh đạo địa phương, cảng biển Trần Đề chưa có quy hoạch chi tiết 1/500 nhưng ông nắm thông tin về cầu cảng sẽ dài 16 km đi từ cầu Mỹ Thanh 2 hướng ra biển. Đối với đất liền, nhà đầu tư cần khu đất rộng từ 4.000-6.000 ha nhưng ông Danh chưa biết dự án sẽ ảnh hưởng đến những xã, thị trấn nào của huyện Trần Đề.

“Chúng tôi chưa có quy hoạch chi tiết 1/500 nên không thể ngăn cản người dân chuyển quyền sử dụng đất. Hiện nay, người nào có tiền mua đất thì cho họ mua”, ông Lưu Hữu Danh chia sẻ.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, trong đó bổ sung quy hoạch cảng quốc tế Trần Đề có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, container lên đến 100.000 tấn, tàu hàng rời đến 160.000 tấn.

Do đó, địa phương đang khẩn trương đẩy mạnh thực hiện các thủ tục cần thiết để mời gọi đầu tư bằng hình thức xã hội hoá đối với dự án này.


Sóc Trăng sốt đất  - Ảnh 3.

Trên điện gió, dưới ao tôm khiến giá đất tăng mạnh tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Việt Tường.

Không chỉ giá đất ở huyện Trần Đề “nóng” lên từng ngày mà khu vực có nhiều dự án điện gió ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cũng sốt.

Một lão nông dân ở xã Vĩnh Hải cho biết ông chưa bao giờ thấy vùng đất này thay da đổi thịt như hiện nay. Những công trình điện gió có đường nhựa sắp đi qua đã đẩy giá đất nuôi tôm từ 300 triệu đồng/ha lên 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ha.

Còn ông Thạch Văn Út ở xã Lạc Hòa nói: “Trên có quạt điện gió, dưới đồng tôm có quạt oxy nên rất đẹp. Nơi đây hứa hẹn một tương lai phát triển mạnh cho ngành du lịch ở Sóc Trăng nên giá đất đang tăng”.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc

Cưỡng chế thu hồi khu "đất vàng" để xây dựng trường học

Cưỡng chế thu hồi khu "đất vàng" để xây dựng trường học

Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.