Đi làm "sổ đỏ" từ 2 giờ sáng
Tờ mờ sáng, nhiều người đã xếp hàng, có mặt tại trung tâm hành chính công trực thuộc UBND TP Buôn Ma Thuột trên đường Trường Chinh để làm các thủ tục, hồ sơ đất đai. Ngồi nép mình, co ro ở hàng ghế dành cho người chờ làm thủ tục, anh L.H.Đ. (trú tại xã Cư Êbua, TP Buôn Ma Thuột) là người có mặt sớm nhất để chờ làm thủ tục chuyển nhượng đất.
Người dân đến sớm bộ phận một cửa để làm hồ sơ về đất đai |
Theo anh Đ., anh đi làm “dịch vụ” chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác. “Tôi từng nhận làm cho rất nhiều người và đều được chi trả phí dịch vụ. Hôm nay, tôi thức dậy từ rất sớm, đến đây từ 2h sáng để được làm sổ đầu tiên. Vì vậy, tôi không phải mất thêm khoản phí “dịch vụ” nào cho cán bộ ở bộ phận văn phòng 1 cửa. Ngày trước, tôi làm hồ sơ tách thửa, do muốn làm nhanh nên đã chi một khoản "lót tay". Cũng tùy ca trực, gặp cán bộ dễ thì hồ sơ nhanh và thuận tiện”, anh Đ. tiết lộ.
Cán bộ bộ phận 1 cửa có mặt từ sáng sớm để xử lý công việc |
Cũng đi làm sổ từ sớm, bà L.M.T (cú trú tại xã Cư Êbua) cho biết đi làm thủ tục để thế chấp tài sản ở ngân hàng, sau đó lấy tiền đi đầu tư bất động sản. “Theo kinh nghiệm của giới bất động sản, ra Tết nhu cầu mua sắm rất lớn. Vì thời điểm đó, người dân đã thu hoạch xong mùa màng (cà phê, và các loại nông sản) cũng có nguồn kinh phí… nên họ dồn sức mua đất. Chúng tôi vay lãi suất thấp, nhưng nếu “trúng”, chẳng những trả được nợ mà còn có khoản lợi nhuận không nhỏ”, bà T. kể.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Hoàng Xuân Phương, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP Buôn Ma Thuột cho biết, gần cuối năm, lượng người đến làm thủ tục càng tăng, trung bình mỗi ngày khoảng 600 bộ hồ sơ. “Chúng tôi làm hết khả năng có thể để phục vụ nhu cầu của người dân”, ông Phương nói và khẳng định, tại đơn vị không có chuyện tiêu cực khi làm thủ tục đất đai!?.
“Ở các điểm làm thủ tục liên quan đều có camera an ninh theo dõi, lãnh đạo UBND TP Buôn Ma Thuột cũng thường xuyên giám sát, nên không hề có chuyện tiêu cực”, ông Phương khẳng định. Còn ông Vũ Văn Hưng, Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột cho biết, "sốt" đất chủ yếu do cò đất tự thổi giá.
Sốt đất vùng ven thành phố
Theo ghi nhận của PV, tại các địa bàn vùng ven thành phố ở Đắk Lắk, thực trạng sốt đất chưa hề thuyên giảm. Đại diện một công ty bất động sản ở TP Buôn Ma Thuột, cho biết nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chọn đất vùng ven thành phố, nhất là ở các xã để mua đất.
“Hiện nay, sốt ở TP Buôn Ma Thuột chủ yếu ở xã Hòa Đông, nơi có dự án đường tránh Đông và cao tốc Buôn Ma Thuột-Nha Trang; ở xã Hòa Thắng sốt đất vì có dự án bất động sản khu dân cư, dự án đại lộ Đông-Tây đi qua… Trong khi, phí chuyển đổi đất ở những vùng này thấp hơn nhiều so với khu vực thành phố”, vị này cho hay.
Hỗn loạn mua bán đất ở khu vực Tà Đùng |
Còn tại tỉnh Đắk Nông, trên các trang mạng xã hội, nóng nhất tình trạng “thổi” giá đất ở khu vực Tà Đùng, xã Đắk Som, huyện Đắk G’long, Đắk Nông, nơi được ví như “Vịnh Hạ Long ở Tây Nguyên”. Theo UBND huyện Đắk Glong, từ đầu năm 2021 đến nay, huyện đã 5 lần ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên diện tích gần 1.500m2 ở khu vực xung quanh hồ Tà Đùng. Các hành vi vi phạm chủ yếu như hủy hoại đất, sử dụng đất sai mục đích.
Cũng trong thời gian này, UBND xã Đắk Som đã tiếp nhận xử lý 79 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích 18.300m2; 176 hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất với diện tích hơn 575.843m2. Riêng khu vực xung quanh hồ Tà Đùng có 19 hồ sơ chuyển nhượng đất với diện tích hơn 8.000m2. Hiện nay, ở địa bàn xã Đắk Som vẫn tồn tại thực trạng sốt đất, xây dựng trái phép chưa xử lý dứt điểm.
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.
Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.