Thứ năm, 28/03/2024

Sức ép hạ lãi suất cho vay

02/04/2023 1:00 PM (GMT+7)

Lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại cho rằng việc giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước sẽ giúp họ giảm chi phí đầu vào, trên cơ sở đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Từ ngày mai 3-4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh giảm 0,3-0,5 điểm phần trăm (%) lãi suất điều hành tạo cơ sở cho đầu vào đi xuống để kéo giảm thêm lãi suất cho vay.

 

Giúp giảm chi phí đầu vào

Cụ thể, giảm 0,5 điểm % lãi suất tái cấp vốn (lãi suất áp dụng cho các ngân hàng thương mại (NHTM) vay vốn từ NHNN. Tại các NH, lãi suất tối đa tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1% xuống 0,5%/năm; lãi suất tối đa tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 6% xuống 5,5%/năm...

Theo NHNN, đây là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để thực hiện mục tiêu phục hồi tăng trưởng kinh tế. Qua đó, NHNN tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất thị trường, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế.

Lãnh đạo nhiều NHTM cho rằng việc giảm lãi suất của NHNN sẽ giúp các NH này giảm chi phí đầu vào, trên cơ sở đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Mặt khác, động thái giảm lãi suất tái khẳng định định hướng về xu hướng giảm lãi suất thời gian tới, thúc đẩy NHTM giảm lãi suất cho vay, đồng hành với DN và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đồng thời, NHNN tiếp tục giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với các lĩnh vực ưu tiên xuống 4,5%/năm sẽ tạo điều kiện để DN tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn trong các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Chi phí huy động vốn sẽ giảm

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), nhận định NHNN giảm lãi suất là hết sức cần thiết vì lãi suất hiện còn cao. Khách hàng e ngại không dám vay khiến tín dụng tăng trưởng chậm. Thế nên, khi lãi suất tiền gửi giảm, chi phí huy động vốn sẽ giảm theo. Từ đó, các NH sẽ tính toán để giảm thêm lãi suất cho vay, kích thích người dân vay vốn làm ăn để NH mở rộng đầu ra.

"Ngày 3-4, Vietcombank sẽ giảm lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng xuống dưới 0,5%/năm; giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng xuống dưới 5,5%/năm..." - ông Tùng cho biết.


Sức ép hạ lãi suất cho vay - Ảnh 1.

Giao dịch tại một chi nhánh ngân hàng ở TP HCMẢnh: TẤN THẠNH

Một lãnh đạo cấp cao của NH Công Thương Việt Nam (VietinBank) thừa nhận lãi suất cho vay phổ biến 9%-14% là quá sức chịu đựng của khách hàng. Nguyên nhân là từ cuối năm 2022, các NH lớn huy động với lãi suất 8%-9,5%/năm khiến lãi suất đầu ra đội lên.

"Thời điểm này, các NH này giảm lãi suất tiết kiệm để số vốn huy động mới hòa quyện vào số vốn cũ nhằm kéo giảm lãi suất huy động vốn bình quân. Đồng thời, các NH lớn cũng giảm biên độ lợi nhuận xuống mức tối thiểu. Theo đó, trong vài tháng tới, lãi suất cho vay tại các NH lớn sẽ giảm thêm, thúc đẩy các NH khác giảm theo vì nếu những NH neo lãi suất cho vay cao sẽ không có người vay, đầu ra của tín dụng sẽ bị thu hẹp" - lãnh đạo VietinBank dự báo.

NHNN cho biết thị trường tiền tệ đang ổn định, thanh khoản của các NHTM rất dồi dào, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của nền kinh tế; lãi suất liên NH giảm nhanh và mạnh. Thị trường ngoại tệ cũng ổn định. Từ tháng 1-2023, NHNN đã mua được ngoại tệ để bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước và đưa lượng tiền lớn VNĐ vào lưu thông.

Không chủ quan với lạm phát

Về động thái mới của NHNN lần này, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho rằng lần điều chỉnh này sẽ tác động rõ nét hơn khi giảm cả lãi suất tái cấp vốn (một số NHTM có nhu cầu vay tái cấp vốn sẽ phải trả lãi suất thấp hơn). Đồng thời, giảm trần lãi suất huy động sẽ giúp có thêm điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Thực tế, áp lực tăng lãi suất và tỉ giá đã và đang giảm đáng kể nhưng sự cố 3 NH quốc tế phá sản gần đây khiến thị trường tài chính Mỹ, Anh và toàn cầu biến động mạnh hơn, rủi ro suy thoái kinh tế gia tăng, khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ cân nhắc điều chỉnh chính sách lãi suất theo hướng tăng ít hơn đến giữa năm 2023, rồi có thể tạm dừng lại, thậm chí có thể giảm nhẹ lãi suất từ quý II/2024. Theo đó, áp lực lãi suất, tỉ giá đối với Việt Nam đã và đang giảm đáng kể.

"Việc giảm lãi suất sẽ góp phần hỗ trợ DN về nghĩa vụ tài chính, nhất là trong bối cảnh áp lực trái phiếu đáo hạn tăng; xuất khẩu, sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng chậm lại, dù đang cải thiện từ tháng 2-2023. Tất nhiên, người gửi tiền có thể sẽ nhận lãi suất thấp hơn một chút so với trước nhưng mặt bằng lãi suất thấp hơn là điều mà đa số DN, người dân mong đợi" - TS Cấn Văn Lực nói.

Để chính sách giảm lãi suất phát huy tác dụng, TS Cấn Văn Lực cho rằng không chủ quan với lạm phát, vì lạm phát của Việt Nam còn cao, áp lực tăng còn khá lớn (do có độ trễ nhập khẩu lạm phát, giá một số mặt hàng do nhà nước quản lý có thể tăng như giá điện, phí y tế - giáo dục, lương cơ sở tăng từ ngày 1-7..., cung tiền năm nay khá lớn từ đầu tư công, tín dụng, kênh dẫn vốn khác được khơi thông tốt hơn).

Theo đó, cần nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách, nhất là giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, giá cả và các chính sách vĩ mô khác. Cần theo sát tình hình thị trường tài chính quốc tế để phân tích, dự báo và đưa ra kịch bản ứng phó phù hợp, nhằm bảo đảm an toàn, ổn định hệ thống tài chính trong nước, cũng là góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, kiểm soát rủi ro hệ thống NH, chứng khoán.

NHNN khẳng định không chủ quan với áp lực lạm phát vẫn ở mức sát với mục tiêu 4,5% ngay trong quý I/2023; lạm phát toàn cầu được dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao; các NH trung ương lớn tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Vì thế, NHNN tiếp tục theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để chỉ đạo các NHTM có các giải pháp tiết giảm chi phí nhằm ổn định mặt bằng lãi suất cho vay. 


Phải rõ điều kiện để được hưởng

TS Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM (HUBA), cho rằng việc NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành 0,3-0,5 điểm %/năm áp dụng từ ngày 3-4 là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để thực hiện mục tiêu phục hồi tăng trưởng kinh tế của Quốc hội và Chính phủ, qua đó tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất thị trường, góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN và nền kinh tế.

"Giảm lãi suất là tín hiệu tốt, DN rất hoan nghênh. Tuy nhiên, cần cụ thể hóa bằng mức lãi suất cụ thể cho 2 dòng vốn lưu động ngắn hạn và đầu tư trung dài hạn sau khi đã điều chỉnh. Kèm theo giảm lãi suất thì các tổ chức tín dụng phải nêu rõ điều kiện để được hưởng giảm lãi suất đó (thế chấp, tín chấp thế nào).

Hiện nay, để đầu tư mở rộng sản xuất, đón đầu nhu cầu thị trường dự kiến sẽ cải thiện từ quý III/2023 thì DN cần dòng vốn dài hạn 7-10 năm với lãi suất dưới 10%.

Khảo sát của HUBA cho thấy có 41,2% số lượng DN được hỏi đã trả lời đang gặp khó khăn do thị trường bị thu hẹp; 17,6% thiếu vốn kinh doanh... "Chúng tôi kiến nghị NHNN có giải pháp cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho DN; tiếp tục chính sách gia hạn nợ vay một năm đối với các khoản vay trung và dài hạn nhằm trợ lực cho DN vượt qua khó khăn. NHNN cần có biện pháp hạ lãi suất huy động vốn của các NHTM, khống chế tỉ lệ "biên độ lãi ròng" ở mức 3% cũng là giải pháp cần thiết để các NHTM chia sẻ khó khăn với nền kinh tế hiện nay nhằm hạ lãi suất cho vay..." - Chủ tịch HUBA bày tỏ.

Theo Người Lao động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Chính sách chia cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng của Techcombank trình cổ đông là một sự thay đổi lớn của Techcombank sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận để củng cổ nền tảng vốn, phát triển kinh doanh.

VNDirect bị "tấn công" và lời cảnh báo nóng của chuyên gia

VNDirect bị "tấn công" và lời cảnh báo nóng của chuyên gia

Chuyên gia lưu ý, tất cả các công ty chứng khoán khác dù công nghệ có mạnh cỡ nào vẫn dễ gặp phải tình huống tương tự VNDirect nếu nhân viên của họ thiếu ý thức, mất cảnh giác với các đường link "lạ".

Nguồn vốn "khủng" mới cho các doanh nghiệp nền tảng số, đến 1 tỷ USD

Nguồn vốn "khủng" mới cho các doanh nghiệp nền tảng số, đến 1 tỷ USD

Ngân hàng HSBC toàn cầu vừa công bố Quỹ Tăng trưởng ASEAN (ASEAN Growth Fund) trị giá 1 tỷ USD nhằm giúp các doanh nghiệp nền tảng số ở Việt Nam và khu vực mở rộng quy mô hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế số đang bùng nổ.

Moody’s nâng bậc, nâng hạng cho 2 ngân hàng Việt Nam

Moody’s nâng bậc, nâng hạng cho 2 ngân hàng Việt Nam

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s vừa nâng bậc nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng cho một ngân hàng ở Việt Nam, và nâng hạng triển vọng cho một nhà băng khác.

Bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục năm thứ 7 liên tiếp, HAGL giải trình gì?

Bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục năm thứ 7 liên tiếp, HAGL giải trình gì?

Hoàng Anh Gia Lai báo lãi 1.125 tỷ đồng năm 2022 và vừa lãi tiếp 1.782 tỷ đồng trong năm 2023. Tuy nhiên, Công ty kiểm toán Ernst & Young vẫn nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp này và đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp kiểm toán đặt nghi ngờ với DN nhà bầu Đức.

Nữ doanh nhân xinh đẹp đến từ Singapore gây sửng sốt với đũa chỉ huy dàn nhạc

Nữ doanh nhân xinh đẹp đến từ Singapore gây sửng sốt với đũa chỉ huy dàn nhạc

Chỉ huy dàn hợp xướng trong buổi hòa nhạc gần đây tại Nhà hát Lớn Hà Nội là bà Michele Wee, một nữ doanh nhân tài năng và xinh đẹp. Trước đó, bà chưa từng xuất hiện trong vai trò nhạc trưởng như vậy.