Động thái nhằm tiếp tục siết chặt khả năng sử dụng dự trữ quốc tế của Ngân hàng Trung ương Nga liên quan tới hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine. Câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ lại siết chặt giao dịch bằng vàng và biện pháp hạn chế này của Mỹ và phương Tây sẽ hoạt động như thế nào?
Nga đã tăng cường mua vàng từ năm 2014 sau khi Mỹ công bố lệnh trừng phạt với Nga về việc sáp nhập bán đảo Crimea.
Hiện tại, nước này đang dự trữ vàng giá trị 100 tỉ USD đến 140 tỉ USD trong đó Ngân hàng Trung ương Nga chiếm 20%, theo một quan chức Mỹ.
Ngoài ra, ngay sau khi các nước phương Tây loại một số ngân hàng của Nga ra khỏi hệ thống thông tin ngân hàng SWIFT, Ngân hàng Nga đã thông báo sẽ nối lại việc mua vàng trong thị trường nội địa.
Mỹ cho biết Nga có thể và đã sử dụng vàng để củng cố đồng tiền ruble nhằm hạn chế tác động từ các lệnh trừng phạt.
Một cách để có thể làm như vậy là đổi vàng lấy các ngoại hối có tính thanh khoản cao hơn mà không nằm trong lệnh trừng phạt. Một lựa chọn khác là bán vàng thỏi thông qua các thị trường và đại lý vàng. Vàng cũng có thể được sử dụng để trực tiếp mua hàng hóa, dịch vụ từ bên sẵn sàng giao dịch.
Tuy nhiên, ngày 24/3, trong lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga, Mỹ đã thông báo sẽ chặn các giao dịch vàng với nước ngoài của Nga; Nhóm G7 cùng các đồng minh trong Liên minh châu Âu cũng sẽ áp đặt lệnh cấm dự trữ vàng tương tự.
Theo hướng dẫn mới từ Bộ Tài chính Mỹ, các cá nhân bao gồm các đại lý bán vàng, nhà phân phối, nhà bán buôn, người mua và các tổ chức tài chính bị cấm mua, bán, tạo điều kiện cho các giao dịch liên quan tới vàng với sự tham gia của Nga và các bên bị trừng phạt.
Hãng tin AP dẫn lời chuyên gia cao cấp tại Trung tâm New American Security - Rachel Ziemba: “Đây là một cách để lấp các lỗ hổng trừng phạt, tăng cường áp lực kinh tế đối với các thể chế của Nga”.
Lệnh cấm đối với giao dịch vàng của Nga cũng là một nỗ lực nhằm ngăn các giao dịch tài chính mới thông qua những nước vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh với Nga.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...