Thứ sáu, 13/12/2024

Bất động sản, Bitcoin, hay kênh nào hút vốn từ chứng khoán?

23/11/2024 9:17 AM (GMT+7)

Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.

Dòng tiền rời chứng khoán: Bitcoin, bất động sản, hay kênh nào hút vốn? - Ảnh 1.

Diễn biến chỉ số VN-Index 1 năm qua. Nguồn: Fireant.vn.

Mặc dù chứng khoán được coi là “hàn thử biểu” của nền kinh tế bởi kênh đầu tư này đóng vai trò huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế, tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Thế nhưng, thời gian gần đây, sức hút của “hàn thử biểu” có phần lệch nhịp so với “sức khỏe” thực của nền kinh tế.

Thống kê cho thấy, chỉ số VN-Index tăng khoảng 9% so với thời điểm đầu năm 2024, nhờ kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận gần 19% trong năm nay của các doanh nghiệp từ mức giảm 5% của năm trước.

Nhưng đáng nói, trong các phiên giao dịch gần đây, dường như nhà đầu tư không mặn mà hoặc chỉ ở trạng thái thăm dò với thị trường khi tổng giá trị giao dịch tại sàn HoSE ở mức trên 20.000 tỷ đồng/phiên là điều "xa xỉ". Chứng khoán liên tục ghi nhận nhiều phiên lình xình, hụt hơi trước các ngưỡng quan trọng.

Lý do “nhiệt độ” của chứng khoán có phần lệch nhịp so với “sức khỏe” thực của nền kinh tế?

Theo bà Trần Thị Khánh Hiền - Giám đốc Khối phân tích Chứng khoán MB (MBS) cho biết: "Theo quan niệm của nhiều nhà đầu tư, chứng khoán và kinh tế phải song hành. Nhưng thực chất, thị trường chứng khoán kỳ vọng tương lai nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa, chứng khoán sẽ phản ánh những sự việc diễn ra trong khoảng 6 tháng - 1 năm tới".

Dẫn ví dụ, bà Hiền nêu, giai đoạn 2 quý đầu năm, thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt, mặc dù nền kinh tế không quá khởi sắc mà chỉ có một vài tín hiệu tích cực.

Còn ở thời điểm hiện tại, ngoài những yếu tố cơ bản phản ánh nội tại sức khỏe của nền kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam còn chịu tác động bởi các yếu tố từ bên ngoài. Đáng nói, một trong những yếu tố quan trọng nhất là dòng tiền.

Dòng tiền rời chứng khoán: Bitcoin, bất động sản, hay kênh nào hút vốn? - Ảnh 2.

Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu Công ty Chứng khoán MB (MBS).

Bà Hiền cho rằng, dòng tiền trong nước yếu do nhiều yếu tố tác động. Thứ nhất, đầu tư công khoảng nửa năm nay cũng như dòng tiền luân chuyển trên thị trường rất chậm, tốc độ vòng quay trên thị trường tài chính nói chung cũng rất chậm.

Bên cạnh đó, xét về con số tăng trưởng tín dụng có vẻ cao hơn năm trước nhưng thực chất, phần lớn trong đó đến từ việc tái cơ cấu lại các khoản vay và không có chuỗi dòng tiền, vào nền kinh tế là không có.

Tổng hòa những yếu tố đó làm cho thị trường chứng khoán gặp khó khăn trong thời gian qua, có thể nói khó khăn nhất trong thời điểm tháng 10,11,12, 13. Đây cũng là điểm "trễ" một chút so với các năm.

Bà Hiền lý giải, nếu như mọi năm thị trường chứng khoán vào thời điểm quý 4 (tháng 10,11,12) thường là những quý giải ngân. Tức là hầu hết các "tay chơi" lớn như các quỹ, các quỹ đầu tư, ngân hàng, kể cả các nhà đầu tư cá nhân lớn... tìm kiếm cơ hội giải ngân thì năm nay, do yếu tố ngắn hạn và dòng tiền trong nước, thanh khoản chung của các hệ thống tài chính đang bị thu hẹp mang tính chất cục bộ vào một số thời điểm tháng 10,11. Do đó, thời điểm mà mọi người giải ngân sẽ chậm hơn so với những năm trước.

Vì sao khối ngoại không còn "mặn mà" với chứng khoán Việt Nam?

Tương tự, bà Hiền cho rằng, dòng tiền nước ngoài chảy vào thị trường chứng khoán cũng đang yếu đi. Nguyên nhân do những biến động tỷ giá hiện tại có phần khó đoán hơn so với giai đoạn quý 2/2024 khi thị trường lo ngại có sự thay đổi trong xu hướng giảm lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Đồng thời, những biến số về chính sách trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa rõ ràng và đang phản ánh vào đà tăng giá của đồng USD cũng như lãi suất trái phiếu.

"Khi đó, phương hướng dòng tiền nước ngoài sẽ rút khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam, để tìm đến các kênh tài sản an toàn hơn như trái phiếu Mỹ, vàng, và thậm chí là Bitcoin trong thời gian qua. Đó là sự dịch chuyển của kênh tài sản", bà Hiền nhấn mạnh.

Mặt khác,Theo bà Hiền, đã lâu thị trường chứng khoán Việt Nam không xuất hiện những đợt IPO hấp dẫn về quy mô. Bên cạnh đó, nội tại thị trường cũng tồn tại một số yếu tố bất lợi. Cụ thể, thị trường thiếu các sản phẩm hấp dẫn phù hợp với xu hướng đầu tư hiện nay của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đang tập trung vào các lĩnh vực công nghệ, AI, trung tâm dữ liệu (data center)... Trong khi đó, các cổ phiếu nổi bật của Việt Nam lại chủ yếu tập trung vào nhóm ngành như FPT. Do vậy, nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng dịch chuyển dòng vốn sang các thị trường có nhiều cổ phiếu thuộc lĩnh vực họ quan tâm hơn.

Bà Hiền cũng cho biết, lý do khối ngoại vẫn quan tâm đến Việt Nam hiện tại là nhờ đây là một thị trường truyền thống, sở hữu quy mô dân số lớn. Tuy nhiên, phần lớn dòng vốn ngoại chỉ tập trung vào các cổ phiếu thuộc ngành tiêu dùng, gắn liền với câu chuyện tăng trưởng doanh số.

“Tuy nhiên, sau một thời gian, khi các doanh nghiệp này đạt đến mức sinh lời nhất định và bước vào giai đoạn tăng trưởng bão hòa như Masan hay Vinamilk, tức mức tăng trưởng trở nên thấp hơn, các nhà đầu tư sẽ rời đi để tìm kiếm những thị trường mới có tiềm năng tăng trưởng cao hơn,” bà Hiền phân tích.

Dòng tiền rời chứng khoán: Bitcoin, bất động sản, hay kênh nào hút vốn? - Ảnh 3.

Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm.

Đồng quan điểm, ông Chen Chia Ken, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Phú Hưng (PHS) chia sẻ, xu hướng chuyển dịch dòng tiền về các thị trường phát triển và ưu tiên đầu tư vào cổ phiếu công nghệ đã trở nên rõ ràng trong năm nay.

Điều này khiến thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ từ cả nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Hệ quả là khối ngoại liên tục rút vốn, dẫn đến sự sụt giảm thanh khoản trên thị trường qua từng tháng.

Theo ông, hiện tại, phần lớn giao dịch hàng ngày trên thị trường chứng khoán đến từ nhà đầu tư cá nhân – nhóm đối tượng nhạy cảm với thông tin và dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố cảm xúc. Việc chỉ số VN-Index liên tục không vượt qua được ngưỡng tâm lý 1.300 điểm là minh chứng rõ ràng, khi nhà đầu tư có xu hướng chốt lời khi chỉ số tiệm cận ngưỡng này, tạo nên trở ngại lớn đối với sự bứt phá của thị trường.

Dù số lượng tài khoản cá nhân mở mới đang tăng trưởng tích cực, nhưng số liệu cho thấy lượng tiền gửi của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán đã giảm liên tiếp trong hai quý gần đây.

“Khi lãi suất tiền gửi ngân hàng có xu hướng tăng và các kênh đầu tư truyền thống như vàng hay bất động sản sôi động trở lại, việc dòng tiền từ chứng khoán bị phân tán là điều không thể tránh khỏi,” ông Chen nhận định.

Ngoài ra, số lượng tài khoản của nhà đầu tư tổ chức vẫn còn khá khiêm tốn. Các loại hình quỹ đầu tư như quỹ tương hỗ hay ETF tuy đã phát triển đáng kể về quy mô và số lượng, nhưng chưa thực sự phổ biến đối với đông đảo nhà đầu tư trong nước.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tin vui: Đặt xe công nghệ đi Metro sẽ được giảm giá

Tin vui: Đặt xe công nghệ đi Metro sẽ được giảm giá

Theo thỏa thuận hợp tác giữa Công ty Đường sắt số 1 TP.HCM và Grab Việt Nam, hành khách đặt Grab đi/đến các trạm ga Metro sẽ được áp dụng các mã giảm giá khi di chuyển. Việc này giúp hành khách thêm tiết kiệm và khuyến khích sử dụng Metro.

Thảo Cầm Viên có bị bức tử?

Thảo Cầm Viên có bị bức tử?

Theo luật, một doanh nghiệp nợ tiền thuê đất quá thời hạn thì cơ quan chức năng sẽ phong tỏa tài khoản ngân hàng, cưỡng chế tiền thuế. Tiếp sau, biện pháp mạnh hơn nữa được áp dụng là thu hồi đất. Như vậy, Thảo Cầm Viên Sài Gòn có bị bức tử?

Thanh tra kết luận hàng loạt sai phạm tại công ty cấp nước Thủ Đức

Thanh tra kết luận hàng loạt sai phạm tại công ty cấp nước Thủ Đức

Qua thanh tra tại Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức (TP.HCM), lực lượng chức năng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xác định đơn vị này mắc hàng loạt sai phạm.

TPBank lên tiếng về sự cố gián đoạn ngày 12/12

TPBank lên tiếng về sự cố gián đoạn ngày 12/12

Trong khi khắc phục sự cố gián đoạn ngân hàng hôm nay 12/12/2024, TPBank cho biết mọi thông tin cá nhân và tài sản của khách hàng vẫn đang được đảm bảo an toàn.

Vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo

Vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo

Trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, bị cáo Trương Mỹ Lan đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm với các cáo buộc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền, và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Chỉ 46 triệu đồng để sở hữu xe VinFast, nhận chia sẻ doanh số từ Xanh SM

Chỉ 46 triệu đồng để sở hữu xe VinFast, nhận chia sẻ doanh số từ Xanh SM

Ngày 12/12, GSM công bố chính sách hỗ trợ đặc biệt dành cho các tài xế tham gia Xanh SM với hai điều khoản nổi bật là cơ hội sở hữu ngay xe VinFast để tự kinh doanh chỉ với 46 triệu đồng và nhận chia sẻ doanh số lên tới 85% từ hệ thống.