Nói lý do đề xuất tăng tiếp giá điện trong năm nay, 2024, Bộ Công Thương cho rằng việc tăng giá nhằm phản ánh đúng biến động các chi phí đầu vào của giá điện, giúp EVN giảm lỗ chi phí.
Bộ Công Thương đã giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) rà soát, cập nhật, báo cáo kế hoạch đảm bảo điện các tháng cao điểm mùa khô trong năm nay, thời hạn trước ngày 15/3.
Theo dự thảo Quyết định về cơ cấu biểu giá điện bán lẻ vừa được Bộ Công Thương gửi Bộ Tư Pháp, biểu giá điện 6 bậc hiện hành sẽ được đổi thành 5 bậc, trong đó mức giá điện bán lẻ sẽ tăng đối với hộ tiêu dùng điện nhiều trên 701 kWh/tháng.
Người dân và doanh nghiệp mong muốn giá điện tăng phải đi liền với nâng cao chất lượng phục vụ, hạn chế tối đa việc thiếu điện, cúp điện luân phiên làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất kinh doanh.
Giá điện tăng 4,5%, làm không ít doanh nghiệp (DN), người dân thêm gánh nặng, đồng thời lo ngại tình trạng “té nước theo mưa”.
Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định việc tăng giá điện dựa trên cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn cụ thể.
Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN cho biết doanh thu tập đoàn này sẽ tăng thêm hơn 3.200 tỷ đồng, nhờ tăng giá bán lẻ điện 4,5% từ ngày 9/11.
PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng, giá điện phải đảm bảo được khâu sản xuất điện, còn phần hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng yếu thế trong xã hội cần tách riêng vào phần an sinh xã hội chứ không thể hạch toán vào giá điện như hiện nay
Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc EVN phân trần do chênh lệch chi phí đầu vào và giá bán ra lớn, cộng với EVN phải làm công tác xã hội, nên mới phát sinh khoản lỗ khủng của tập đoàn này từ năm 2022, 2023. Trong 8 tháng năm 2023, EVN ghi nhận số lỗ lũy kế hơn 28.700 tỷ đồng.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết đã nghiên cứu và dự thảo quy định rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện xuống còn 3 tháng/lần theo lộ trình từng bước phù hợp, tránh giật cục, gây ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, sản xuất và đời sống người dân.