Thứ sáu, 25/10/2024

Bộ Công Thương đề xuất tăng giá điện tiếp trong năm nay, để giúp EVN giảm lỗ chi phí

26/01/2024 2:27 PM (GMT+7)

Nói lý do đề xuất tăng tiếp giá điện trong năm nay, 2024, Bộ Công Thương cho rằng việc tăng giá nhằm phản ánh đúng biến động các chi phí đầu vào của giá điện, giúp EVN giảm lỗ chi phí.

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo giá mới đây, Bộ Công Thương kiến nghị các cơ quan bộ ngành, Chính phủ điều chỉnh giá điện trong năm 2024, giá điện điều chỉnh nằm trong kế hoạch phản ánh biến động các chi phí đầu vào cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), và để tập đoàn này có nguồn lực thanh toán cho chủ đầu tư các nhà máy điện.

Hiện, EVN vẫn rất khó khăn, khoản lỗ khoảng 17.000 tỷ đồng trong năm 2023 dù giá bán lẻ điện được điều chỉnh 2 lần (tăng 3% vào tháng 5/2023 và 4,5% vào tháng 11/2023). 

Tổng hai lần tăng giá trong năm 2023, giá điện bán lẻ đã tăng thêm hơn 142,35 đồng/kWh và giá điện bình quân tăng từ mức 1.920,3 đồng lên mức giá mới là 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT).

Bộ Công Thương đề xuất tăng giá điện tiếp trong năm nay, để giúp EVN giảm lỗ chi phí- Ảnh 1.

Bộ Công Thương đề xuất tăng tiếp giá điện trong năm nay sau khi tăng 2 lần năm 2023. Ảnh: EVN.

Lũy kế hết năm 2022-2023, EVN đã bị lỗ chi phí điện lên đến hơn 38.000 tỷ đồng. Tại hội nghị tổng kết năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngày 2/1, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc EVN, cho biết: Toàn bộ chi phí giá thành sản xuất điện của tập đoàn là 2.092,78 đồng/kWh, trong khi đó giá bán ra có 1.950 đồng/kWh. Còn giá thành sản xuất mà EVN phải mua điện từ các đơn vị của mình cũng như nguồn bên ngoài xấp xỉ là 1.620 đồng/kWh.

"Tỷ trọng chi phí mua điện chiếm 80% chi phí giá thành, điều này hết sức bất bình thường", ông Tuấn nhấn mạnh.

Báo cáo về kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính, EVN cho biết, dù giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh tăng 2 lần. Tuy nhiên không đủ bù đắp được chi phí sản xuất điện (do các thông số đầu vào vẫn duy trì ở mức cao) nên EVN tiếp tục bị lỗ sản xuất kinh doanh điện năm thứ 2 liên tiếp.

Tổng Giám đốc EVN phân tích, chi phí sản xuất giá thành điện là 2.092,78 đồng/kWh, giá thành bán ra là 1.950 đồng. Tuy vậy, giá thành sản xuất mà chúng ta phải mua điện từ đơn vị EVN và nguồn ngoài là gần 1.620 đồng/kWh, cho thấy tỷ trọng nguồn phát điện chiếm 80% chi phí giá thành.

Ông Tuấn cho rằng đây là con số bất bình thường, cần phải xem xét lại việc vận hành thị trường điện. Bởi thực tế từ các nước, giá thành sản xuất điện từ nguồn phát giao động 40-50%, còn lại các khâu truyền tải, phân phối. Trong khi ở ta chiếm tới 80%, ảnh hưởng cân đối tài chính và tối ưu hóa hoạt động.

"Việc cân đối tài chính của tập đoàn vì vậy gặp rất nhiều khó khăn. EVN đang cố gắng hết mức tối ưu hóa chi phí, nhưng chỉ có hơn 20% để điều tiết, cố gắng thì đây như nhiệm vụ bất khả thi, không có hướng giải quyết", Tổng Giám đốc EVN nói.

Bộ Công Thương đề xuất tăng giá điện tiếp trong năm nay, để giúp EVN giảm lỗ chi phí- Ảnh 2.

Theo EVN, tổng chi phí bình quân các khâu phát điện, truyền tải, phân phối là 2.092,78 đồng/kWh, trong khi đó, giá bán ra là 1.950 đồng/kWh. Ảnh: EVN

Ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, hiện nay, thủy điện vẫn là nguồn có giá ổn định nhất, nhưng nguồn này chỉ chiếm 28,4% tổng công suất nguồn điện; còn năng lượng tái tạo, do chính sách khuyến khích ban đầu cho nên giá của nguồn năng lượng này rất cao, nếu xét theo giá thành 9,35 cent theo Fit 1 thì vượt giá thành bán ra của EVN.

"Với cơ cấu nguồn như vậy, giá thành điện của chúng ta chủ yếu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kể cả nguồn thủy điện (nước) cũng là tài nguyên thiên nhiên. Trong khi tài nguyên của chúng ta ngày càng cạn kiệt, do vậy giá thành chỉ có tăng, không có chuyện xuống. Vấn đề này cần được giải thích rõ để khách hàng thấu hiểu và chia sẻ với ngành điện và cũng giải thích cho câu hỏi của dư luận tại sao giá điện chỉ tăng, không giảm", ông Tuấn cho hay.

Theo Tổng Giám đốc EVN, tổng chi phí bình quân các khâu phát điện, truyền tải, phân phối là 2.092,78 đồng/kWh, trong khi đó, giá bán ra là 1.950 đồng/kWh.

"Mặc dù chúng tôi đang cố gắng tối ưu hóa các chi phí để tiết giảm, nhưng việc cân đối tài chính của tập đoàn hết sức khó khăn. Do vậy, năm 2024 cần có sự điều chỉnh chính sách về giá bán lẻ điện thì mới giải quyết được những khó khăn về tài chính của EVN", ông Tuấn nói.

Theo lãnh đạo EVN, giá thành sản xuất điện tối đa chỉ dao động trong khoảng 40-50%, còn 50% là dành cho khâu truyền tải, phân phối và các hoạt động khác. Giờ giá thành sản xuất điện chiếm tới 80%, chỉ còn 20% cho các chi phí khác thì rất khó có khả năng cân đối tài chính, tối ưu hóa toàn bộ hoạt động.

Với năm 2024, lãnh đạo EVN dự báo tập đoàn tiếp tục đối mặt một loạt khó khăn thách thức. Trước mắt là khả năng cân đối tài chính, bởi 2 năm nay, EVN không cân đối được, và có thể tình trạng này sẽ tái diễn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hoa hậu Hoàn vũ Ấn Độ đi chợ Hàn, mặc áo dài, ăn bánh mì Việt Nam

Hoa hậu Hoàn vũ Ấn Độ đi chợ Hàn, mặc áo dài, ăn bánh mì Việt Nam

Ngày 24/10, Hoa hậu Hoàn vũ Ấn Độ 2024 Rhea Singha đã có những dòng thú vị trên trang cá nhân của mình về trải nghiệm của cô ở Đà Nẵng

Xanh hóa sản xuất hóa chất, phân bón: Nâng hiệu quả cạnh tranh cho doanh nghiệp

Xanh hóa sản xuất hóa chất, phân bón: Nâng hiệu quả cạnh tranh cho doanh nghiệp

Theo ý kiến của chuyên gia, để hiệu quả phân bón tăng cao, phải dựa vào cách tiếp cận hiện đại nhất là nông nghiệp chính xác, điện toán hóa để tư vấn cho người nông dân.

Thành lập công ty đào tạo và sát hạch lái xe thuần điện VinDT đầu tiên tại Việt Nam

Thành lập công ty đào tạo và sát hạch lái xe thuần điện VinDT đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 24/10/2024, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng công bố vừa thành lập Công ty Cổ phần VinDT, cung cấp dịch vụ đào tạo và sát hạch lái xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam.

Lộ trình phủ kín mạng metro Hà Nội và TP.HCM

Lộ trình phủ kín mạng metro Hà Nội và TP.HCM

Cả Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và UBND TP. Hà Nội, UBND TP.HCM đều đang đặt mục tiêu trình Quốc hội về Nghị quyết cơ chế chính sách đặc thù đầu tư xây dựng đường sắt đô thị 2 địa phương nói trên tại Kỳ họp đầu năm 2025.

Điểm danh các mẫu xe "hot" nhất tại Triển lãm Ô tô Việt Nam 2024

Điểm danh các mẫu xe "hot" nhất tại Triển lãm Ô tô Việt Nam 2024

Top đầu các mẫu xe được quan tâm tại Triển lãm Ô tô Việt Nam 2024 phải kể đến như: Toyota Camry 2025, mẫu concept thuần điện FT - 3e, Honda Civic e:HEV RS hay Subaru Crosstrek...

Thị trường Tết hút doanh nghiệp xuất khẩu

Thị trường Tết hút doanh nghiệp xuất khẩu

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tham gia thị trường Tết bởi đây là thời điểm người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền cho các món hàng giá cao