Chiều 9/11, tại trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước, EVN đã tổ chức họp báo công bố quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện từ ngày 9/11.
Theo các Quyết định 1416 và 2941 của Bộ Công Thương, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm hơn 86,41 đồng/kWh, tương ứng tăng khoảng 4,5%, thời gian điều chỉnh chính thức áp dụng từ 9/11.
Như vậy, đây là lần thứ 2, EVN điều chỉnh giá điện trong năm 2023, và thực hiện trong thẩm quyền. Trước đó, tháng 5/2023, giá điện bán lẻ đã tăng 3% và lần này, tháng 11/2023, mức tăng 4,5%.
Tổng hai lần tăng giá trong năm 2023, giá điện bán lẻ đã tăng thêm hơn 142,35 đồng/kWh và giá điện bình quân tăng từ mức 1.920,3 đồng lên mức giá mới là 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT).
EVN cho biết thang giá điện 6 bậc, mức tiêu thụ hộ từ 0-50 kWH, sẽ có giá từ 1.806 đồng/kWh; bậc hai đối với hộ tiêu thụ từ 51-100 kWh là 1.866 đồng/ kWh; bậc 3 đối với hộ tiêu thụ 101 - 200 kWh là 2.167 đồng/ kWh; bậc 4 hộ tiêu thụ từ 201- 300 kWh có giá từ 2.729 đồng/ kWh; bậc 5, hộ tiêu dùng sử dụng 301-400 kWh, sẽ có giá từ 3.050 đồng/ kWh; bậc 6 đối với hộ sử dụng hơn 401 kWh trở lên, giá bán lẻ hơn 3.154 đồng/ kWh.
Ông Nguyễn Đình Phước, Kế toán trưởng EVN thông tin tại cuộc họp chiều nay. Ông nói, để đảm bảo an sinh xã hội và các chỉ tiêu kinh tế xã hội, EVN đề xuất tăng ở mức vừa phải là 4,5%. Đáng chú ý, việc tăng sẽ giúp EVN thu thêm khoảng 3.200 tỷ đồng từ nay tới cuối năm, giúp EVN giảm một phần khó khăn của năm 2023.
Được biết, năm 2022, EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng do kinh doanh điện và các chi phí liên quan như tỷ giá. 8 tháng năm 2023, theo báo cáo của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gửi Bộ KH&ĐT, tình hình kinh doanh của EVN tiếp tục cho thấy tín hiệu xấu, EVN lỗ hơn 28.700 tỷ đồng, số lỗ 8 tháng của năm 2023 đã tăng khoảng 2.200 tỷ đồng so với số lỗ của cả năm 2022.
Đại diện EVN giải thích thêm: Năm 2023, một vài thông số đầu vào ảnh hưởng tới chi phí, trong đó sản lượng thủy điện - nguồn điện giá rẻ - giảm 17 tỷ kWh. Giá các nhiên liệu đầu vào duy trì ở mức cao, như than nhập khẩu tăng 186% so với 2020; than trong nước tăng gần 30-46% so với giá năm 2021.
Giá dầu cũng tăng 18% so với 2021, nhất là tỷ giá ngoại tệ tăng gần 4%. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí mua điện và giá thành điện của EVN.
Trước lo ngại việc tăng giá điện có thể ảnh hưởng đến đời sống người dân và doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh EVN, cho biết: Chính phủ vẫn hỗ trợ người nghèo, hộ chính sách xã hội.
"Chúng tôi đánh giá tác động, đối tượng người nghèo và người yếu thế sẽ tác động nhiều nhất khi giá điện tăng. Tuy nhiên, đa phần khách hàng này sử dụng điện dưới 50kWh và theo Quyết định 28 của Thủ tướng, Chính phủ hỗ trợ số tiền tương đương với 30 kWh điện đối với hộ nghèo với điều kiện họ sử dụng dưới 50kWh/tháng, còn đối với hộ sử dụng nhiều điện sẽ chịu tác động, đơn cử hộ từ 400 kWh trở lên, mỗi tháng sẽ phải trả thêm số tiền tương ứng 55.000 đồng. Đây là đối tượng có thu nhập khá, nên cũng ít chịu tác động tăng giá điện", ông Dũng nói.
Liên quan đến việc thay đổi lịch chốt chỉ số công tơ khiến một số ý kiến người dân cho rằng họ phải trả tiền tăng thêm, ông Dũng khẳng định: Tiền điện chi trả sẽ tăng thêm trên hóa đơn tiền điện nhưng bản chất không phải tăng thêm chi phí mà do lùi thời điểm ghi chỉ số thêm 10 ngày.
"Thay vì ghi chỉ số vào ngày 20, chuyển sang ngày 30 mới ghi thì lần đầu tiên thực hiện thay đổi thời điểm chốt chỉ số, khách hàng sẽ trả tiền điện cho 40 ngày sử dụng (từ ngày 20/10 đến 30/11", ông Dũng nêu.
Trưởng ban Kinh doanh EVN cho biết Tập đoàn yêu cầu lập lộ trình ghi chỉ số phù hợp phát triển công tơ điện tử từ nay đến 2025.
Cũng theo đại diện EVN, hiện tỷ lệ công tơ điện tử đã đạt mức 85%, do đó Tập đoàn quyết định thay đổi thời điểm ghi chỉ số công tơ vào ngày cuối cùng của tháng, của năm. Điều này giúp doanh nghiệp hạch toán đúng chi phí của tháng, của năm: đối với hộ gia đình thì cũng giúp thuận tiện hơn trong việc theo dõi đúng mức tiêu thụ điện trong tháng. Các đơn vị điện lực đã thông báo rõ với khách hàng về việc này.
Chia sẻ tại họp báo về cơ sở pháp lý tăng giá điện, ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), nói mức tăng giá điện lần này chưa tính phân bổ khoản chênh lệch tỷ giá của EVN còn treo từ các năm trước, khoảng 14.000 tỷ đồng.
Ông Hòa khẳng định, theo Quyết định 24/2017/QĐ - TTg, giá điện không chỉ điều chỉnh tăng mà còn giảm theo thông số đầu vào và việc điều chỉnh giá điện lần này theo đúng quy đinh của Quyết định 24/2017 của Thủ tướng.
Đến hết tháng 9, số cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đạt tỷ lệ 85,9% kế hoạch năm 2024.
Hiện tại, tiểu thương chợ Mỹ Bình, chợ Long Xuyên (tỉnh An Giang) bán lẻ cá chạch lấu sông loại 1 (nặng ba lạng rưỡi trở lên) từ 450.000-500.000 đồng/kg. Đây là loại cá sông, cá đặc sản vùng đầu nguồn sông Hậu ở An Giang.
Được kỳ vọng trở thành khu thể dục thể thao hiện đại bậc nhất TP.HCM, nhưng Khu Liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch vẫn còn dở dang, được người dân tận dụng làm ao nuôi cá.
Dù có mức thu nhập ổn định từ 30 - 50 triệu đồng/tháng, nhiều GenZ vẫn chần chừ, không dám đưa ra quyết định mua nhà trong bối cảnh giá bất động sản đang biến động mạnh.
Ngành đường sắt đã chính thức mở bán vé tàu Tết 2025. Theo đó, giá vé năm nay tăng bình quân từ 4% đến 5% so với cùng kỳ Tết 2024 (tùy vào từng cung chặng, thời điểm và mác tàu khác nhau).
Kết luận buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM hôm 5-10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết qua báo cáo của TP.HCM và các ý kiến của Đảng Đoàn Quốc hội cùng các bộ, ngành, nhìn chung đoàn công tác đồng tình với các đề xuất, kiến nghị của thành phố.