Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay, 5/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã lý giải những thắc mắc việc Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng 1 lần.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, về thẩm quyền điều chỉnh giá điện, theo quy định EVN có thẩm quyền điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân ở mức dưới 5% (cụ thể từ 3% đến dưới 5%) theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng. Điều này nhằm đảm bảo mức độ tự quyết của doanh nghiệp trong khung giá đã được phê duyệt.
Về chu kỳ điều chỉnh giá điện, do ảnh hưởng của tình hình địa chính trị thế giới, giá nhiên liệu thế giới tăng cao từ cuối quý 1 năm 2022 đến nay. Theo đó chi phí nhiên liệu mà Việt Nam phải nhập khẩu để sản xuất điện cũng tăng theo giá thế giới, làm chi phí mua điện của EVN tăng cao, ảnh hưởng đến cân đối tài chính và dòng tiền của EVN.
Với biến động đầu vào (chủ yếu là giá nhiên liệu), kết quả tính toán cho thấy giá điện cần điều chỉnh tăng ở mức cao, để đảm bảo cân. đối tài chính và dòng tiền cho EVN.
EVN đã đề xuất điều chỉnh tăng giá điện các năm 2022 và 2023 để đảm bảo có dòng tiền thanh toán việc mua điện, cải thiện tình hình tài chính, và việc điều chỉnh tăng giá điện đã thực hiện đầu năm nay.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, trong quá trình xem xét đề xuất điều chỉnh giá điện của EVN các năm 2022 và 2023, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng đã có ý kiến cần phải nghiên cứu điều chỉnh giá điện theo lộ trình từng bước cho phù hợp, tránh giật cục, tránh gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế vĩ mô, sản xuất và đời sống của người dân.
Thực hiện chỉ đạo này, trên cơ sở đề xuất của EVN, Bộ Công Thương đã nghiên cứu và dự thảo quy định rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện xuống còn 3 tháng/lần.
Việc này cũng phù hợp quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng, là EVN phải báo cáo tính toán giá điện cập nhật hằng quý.
Tuy nhiên, do giá điện là mặt hàng quan trọng, nhạy cảm, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân và các chi tiêu kinh tế vĩ mô, nên việc thực hiện điều chỉnh giá điện với mức độ, thời điểm điều chỉnh phải báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, để đảm bảo việc điều hành kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị, kinh tế và xã hội.
Đây là lý do đầu mà trong tháng 7, Bộ Công Thương đã đưa ra phương án sửa đổi cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Trong đó đề xuất thời gian điều chỉnh giá điện bình quân tối thiểu là 3 tháng một lần, kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất, rút ngắn hơn so với quy định hiện hành là 6 tháng.
Với đề xuất này của Bộ Công Thương, nhiều chuyên gia bày tỏ e ngại khoảng thời gian 3 tháng điều chỉnh giá điện một lần là không khả thi, gây xáo trộn đến sản xuất và đời sống người dân.
Về yêu cầu nghiên cứu xây dựng biểu giá điện 2 thành phần, để giảm bù chéo, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết trên cơ sở phân tích các đề xuất tại đề án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, và trên cơ sở phân tích đặc điểm tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm hiện nay, Bộ Công Thương đề xuất thực hiện cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện theo 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Sửa đổi giá bán điện cho nhóm khách hàng sử dụng điện ngoài mục đích sinh hoạt ở mức tối thiểu, tránh gây biến động quá lớn trong việc thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
Cụ thể, giá bán lẻ điện áp dụng theo các cấp điện áp gồm cấp điện áp trên 35 kV, trung áp từ 01 kV đến 35 kV, hạ áp dưới 01 kV, áp dụng cho các nhóm khách hàng sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp, cơ sở lưu trú du lịch.
Bổ sung cơ cấu giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sử dụng điện cho sản xuất tại cấp điện áp 220 kV trở lên, để phù hợp với thực tế phát triển và đảm bảo giá điện phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh.
Giữ nguyên cơ cấu giá bán lẻ điện cho khách hàng hành chính sự nghiệp; giữ nguyên giá điện hiện hành đối với các hộ kinh doanh khác.
Bổ sung cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng trạm/trụ sạc xe điện, theo nguyên tắc giá điện phản ánh đúng, đủ chi phí sản xuất, kinh doanh cho ngành điện.
Giai đoạn 2, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với EVN theo dõi, đánh giá ảnh hưởng của phương án đề xuất tới tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân, xây dựng lộ trình áp dụng theo từng giai đoạn phù hợp với sự phục hồi của nền kinh tế, để báo cáo Thủ tướng quyết định.
Trong đó có xem xét việc áp dụng thử nghiệm đề xuất giá bán điện 2 thành phần theo công suất và điện năng, để áp dụng cho các khách hàng sử dụng điện cho sản xuất tại cấp 110 kV trở lên để có đánh giá kỹ lưỡng trước khi áp dụng chính thức.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.