Bộ Công thương vừa đưa ra phương án mới về việc sửa đổi cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.
Giá này được tính toán dựa trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện, kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN.
Điểm mới trong đề xuất lần này là có quy định cụ thể khi nào giảm giá điện. Cụ thể, nếu các thông số đầu vào các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý) làm giá bán lẻ điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bình quân hiện hành, EVN có trách nhiệm giảm giá ở mức tương ứng.
Tập đoàn này sẽ lập hồ sơ báo cáo Bộ Công thương, Tài chính để kiểm tra, giám sát.
Ngoài ra, thời gian điều chỉnh giá điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất, rút ngắn hơn so với quy định hiện hành là 6 tháng.
Với trường hợp tăng giá, theo dự thảo mới: Nếu giá bán điện bình quân tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá hiện hành và trong khung giá, EVN được điều chỉnh tăng giá ở mức tương ứng. EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.
Nếu giá điện tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ báo cáo, được Bộ Công thương chấp thuận thì sẽ tăng giá.
Với mức tăng giá bán lẻ điện bình quân từ 10% trở lên so với mức hiện hành hoặc ngoài khung giá, ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô, Bộ Công thương sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.
Hiện, giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,37 đồng một kWh, áp dụng từ 4/5/2023.
Bộ Công thương đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện dựa vào giá bán lẻ điện bình quân nêu trên.
Theo đó, giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt được rút ngắn từ 6 bậc hiện hành về còn 5 bậc.
Đánh giá tổng quan, chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng: Biểu giá cải tiến này phù hợp hơn với cơ cấu tiêu dùng điện với đại bộ phận người tiêu dùng điện trong xã hội. Vì điểm nhiều người băn khoăn nhất là tăng giá cho bậc sau, nhưng nó lại là điểm mới tạo tác động mạnh hơn cho ý thức tiết kiệm tiêu dùng điện.
Tuy nhiên, ông lưu ý, cần rút bậc hơn nữa để tiến tới đưa giá điện về thị trường.
“Biểu giá rút từ 6 bậc về 5 bậc là tiền đề để có thể rút gọn về 3 bậc, hay 2 bậc và tiến tới xóa bỏ bậc thang, đưa về một giá điện khi có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh”, ông Thỏa nói.
Theo Báo Giao thông
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.