Chủ nhật, 24/11/2024

Tạo hài hòa kiến trúc - cảnh quan tại Khu trung tâm chính trị Ba Đình

09/04/2022 6:00 PM (GMT+7)

Gần đây, khi đơn vị thi công phá dỡ công trình xây dựng từ thời Pháp thuộc tại lô đất số 61 phố Trần Phú (phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) để xây dựng tổ hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn cao cấp, dư luận đã nóng lên.

Tạo hài hòa kiến trúc - cảnh quan tại Khu trung tâm chính trị Ba Đình - Ảnh 1.

Phần công trình chưa phá dỡ tại số 61 Trần Phú, quận Ba Đình. (Ảnh: ĐĂNG ANH)

Bởi khu đất này nằm ngay gần trung tâm chính trị Ba Đình, đây cũng là khu vực có nhiều công trình kiến trúc Pháp được xây dựng trước năm 1954. Việc phá dỡ công trình không vi phạm các quy định về pháp luật, song, việc xây mới phải bảo đảm hài hòa với kiến trúc-cảnh quan là vấn đề các cơ quan cần quan tâm.

Khu đất số 61 phố Trần Phú nằm ở vị trí “đắc địa” ở trung tâm quận Ba Đình với bốn mặt phố, gồm Trần Phú, Hùng Vương, Nguyễn Thái Học và Lê Trực, do Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện quản lý, sử dụng, có tổng diện tích đất gần 9.080 m2, trong đó có 1.555 m2 nằm trong chỉ giới mở đường theo quy hoạch, còn lại diện tích lập dự án hơn 7.520 m2. Trên khu đất có các tòa nhà  hai tầng là trụ sở và nhà máy sản xuất của Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện. Đây là những tòa nhà được xây từ thời Pháp thuộc.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 và Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc chung thành phố được ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ-UBND ngày 12/9/2014, khu đất nêu trên thuộc Khu trung tâm chính trị Ba Đình với yêu cầu quản lý quy hoạch và không gian theo Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu trung tâm chính trị Ba Đình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Còn tại Quyết định số 2411/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình, thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/2.000 nêu rõ, khu đất Nhà máy Thiết bị Bưu điện, ký hiệu lô G1, thực hiện di chuyển nhà máy ra khỏi khu trung tâm, xây dựng thành khu tổ hợp thương mại, dịch vụ khách sạn cao cấp và khai thác tối đa không gian ngầm phục vụ thương mại, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật và chỗ đỗ xe. Trong bảng chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, lô đất G1 được quy định tầng cao tối đa là 11 tầng, mật độ xây dựng 50%.

 

Phó Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho biết, theo định hướng quy hoạch trên, chủ đầu tư đã thiết kế dự án và được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2017; đồng thời, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất năm 2018.

Công trình được các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt thiết kế với quy mô 11 tầng nổi và sáu tầng hầm, chiều cao gần 43m tính từ cao độ vỉa hè đến đỉnh tum thang trên mái tầng 11. Diện tích xây dựng gần 3.780 m2, mật độ xây dựng 50%, phù hợp với quy hoạch.

Về phương án kiến trúc, phần tầng hầm 6, 5, 4 được bố trí các chức năng kỹ thuật; chỗ đỗ xe, khu kỹ thuật; tầng hầm 3 làm nhà hàng, văn phòng, dịch vụ (phòng gym) và kỹ thuật; tầng hầm 2 làm văn phòng, dịch vụ, kỹ thuật; tầng hầm 1 làm văn phòng và kỹ thuật. Đối với phần tầng nổi, tầng 1 được bố trí làm sảnh, văn phòng và kỹ thuật; tầng 2, 3, 4 làm  văn phòng; từ tầng 5 đến tầng 11 làm khách sạn. 

Điều khiến dư luận quan tâm nhất là kiến trúc công trình mới liệu có phù hợp với không gian kiến trúc, cảnh quan khu vực trung tâm chính trị Ba Đình, nơi tập trung nhiều công trình có giá trị văn hóa tiêu biểu hay không.

Thành phố đã có danh mục về công trình có giá trị trước năm 1954 để đưa vào danh mục bảo tồn. Trong đó, căn cứ vào giá trị của công trình để có các giải pháp tương xứng, bảo tồn toàn bộ, bảo tồn một phần, cho phép xây dựng lại. Công trình số 61 phố Trần Phú có tuổi đời gần 100 năm. Tuy nhiên, công trình này không được đưa vào danh mục để bảo tồn. Do đó, việc xây dựng một công trình mới để thay thế là có thể thực hiện được, nhất là về chức năng, đó là công trình góp phần phục vụ cho cuộc sống người dân. 

Vậy vấn đề khúc mắc ở đây là gì? Ngoài bức phù điêu Quân dân Thủ đô bắn rơi máy bay Mỹ cần được quan tâm, bảo tồn, thì còn vấn đề chiều cao của công trình. Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cho biết: “Ngành quy hoạch-kiến trúc đã viện dẫn nhiều lý do để cho phép xây dựng công trình mới, với chiều cao 11 tầng. Song, vấn đề nằm ở chỗ: Thời điểm phê duyệt dự án thì độ cao công trình này nằm ở trong mức cho phép. Song, tháng 3/2021, Hà Nội đã công bố quy hoạch phân khu của khu vực nội đô lịch sử, trong đó có khu trung tâm quận Ba Đình và quy hoạch phân khu này đã có nhiều quy định mới.

Dự án xây dựng tại lô đất số 61 phố Trần Phú đã tồn tại qua nhiều năm, chưa được thực hiện. Tuy nhiên, tôi cho rằng, khi có quy hoạch phân khu nội đô lịch sử, dự án này phải được xem xét lại xem có phù hợp hay không, nếu chưa phù hợp thì phải điều chỉnh cho phù hợp”. 

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng không đồng tình với lý giải từ ngành quy hoạch-kiến trúc là dự án tại số 61 phố Trần Phú  được chấp thuận chủ trương đầu tư với độ cao công trình không cao hơn tòa nhà Quốc hội. Bởi nếu chỉ dựa vào đó,  nếu tất cả các công trình xung quanh đều lấy đó làm “mốc” rồi xây dựng ồ ạt cao tầng thì sẽ phá hỏng toàn bộ không gian của khu trung tâm Ba Đình.

Trong khi đó, nơi đây là trung tâm đầu não về chính trị của cả nước, đồng thời, là khu vực có nhiều kiến trúc Pháp cổ duyên dáng, vốn được xem như một trong những đặc trưng về kiến trúc-quy hoạch của Hà Nội. 


Tạo hài hòa kiến trúc - cảnh quan tại Khu trung tâm chính trị Ba Đình - Ảnh 2.

Hiện trạng công trình tại số 61 Trần Phú, quận Ba Đình.

Để làm rõ vấn đề, ngày 6/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã yêu cầu Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố, các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao, yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công công trình tại số 61 Trần Phú; đồng thời, tổ chức kiểm tra quy trình, thủ tục triển khai dự án nêu trên. Chiều cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Sở Quy hoạch-Kiến trúc, các sở, ngành thành phố có liên quan và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kiểm tra, rà soát hồ sơ, quy trình, thủ tục triển khai Dự án đầu tư xây dựng công trình đa chức năng tại khu đất số 61 phố Trần Phú, quận Ba Đình; xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có).

Bộ Xây dựng cũng có văn bản gửi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc rà soát tổng mặt bằng và phương án kiến trúc công trình tại khu đất số 61 Trần Phú, quận Ba Đình. Bộ Xây dựng đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội rà soát về các chỉ tiêu quy hoạch, phương án kiến trúc công trình tại số 61 phố Trần Phú bảo đảm tuân thủ quy định, phù hợp với quy hoạch, không gian, kiến trúc, cảnh quan khu trung tâm chính trị Ba Đình; đồng thời nghiên cứu tiếp thu các ý kiến phản ánh để có giải pháp thực hiện phù hợp; công bố thông tin đầy đủ, bảo đảm công khai, minh bạch.

Hy vọng rằng sau đợt rà soát này, thành phố sẽ có hướng giải quyết phù hợp, đáp ứng những băn khoăn của dư luận xã hội.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc