Thứ hai, 25/11/2024

Thành phố nhỏ nhất cả nước đón lượng du khách gấp 64 lần dân số, thu 14.000 tỷ đồng từ du lịch

24/11/2022 7:00 PM (GMT+7)

Tại Hội nghị tổng kết mùa du lịch 2022, lãnh đạo thành phố Sầm Sơn cho biết 11 tháng năm 2022 đã thu hút hơn 7 triệu lượt du khách, tổng doanh thu du lịch ước đạt hơn 14.000 tỷ đồng.


Thành phố nhỏ nhất cả nước đón lượng du khách gấp 64 lần dân số, thu 14.000 tỷ đồng từ du lịch - Ảnh 1.

Lễ hội hóa trang ở thành phố biển

Vớii 7 triệu lượt du khách chỉ trong 11 tháng, thành phố Sầm Sơn trở thành địa phương đón lượng du khách nhiều nhất cả nước. Bình quân mỗi người dân thành phố đón 64 lượt du khách, tạo ra doanh thu 128 triệu đồng từ hoạt động kinh doanh du lịch.


NĂM BÙNG NỔ CỦA DU LỊCH THÀNH PHỐ BIỂN

Theo ông Lê Văn Tú, Chủ tịch thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa), tính đến tháng 10/2022, Sầm Sơn đón được 6.848.880 lượt khách, gấp 4,4 lần so với cùng kỳ năm 2021, bằng 195,7 % kế hoạch năm. Tính đến 22/11/2022 thành phố đã đón hơn 7 triệu lượt du khách, tạo ra tổng doanh thu hơn 14.000 tỷ đồng.

Dự kiến cả năm 2022, Sầm Sơn sẽ đón được 7.019.880 lượt khách, gấp 4,5 lần so với năm 2021, bằng 200,6% kế hoạch; Phục vụ 14.201.420 ngày khách, gấp 4,04% năm 2021, bằng 172,1% kế hoạch. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 14.134,2 tỷ đồng.

Thành phố nhỏ nhất cả nước đón lượng du khách gấp 64 lần dân số, thu 14.000 tỷ đồng từ du lịch - Ảnh 2.

Danh thắng Hòn Trống Mái

Để đạt được kết quả trên, ngay từ những tháng đầu năm 2022, Sầm Sơn đã lên phương án xây dựng thành phố của Lễ hội. Sầm Sơn đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức xây dựng các chương trình, sự kiện văn hóa, du lịch, lễ hội, thể thao được tổ chức trên địa bàn thành phố Sầm Sơn.

Các lễ hội nổi bật như: Lễ kỷ niệm 115 năm du lịch Sầm Sơn; 5 năm thành lập thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa và khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2022 với 19 chương trình, sự kiện được tổ chức xuyên suốt trong năm 2022.

Lễ hội Tình yêu - Hòn Trống Mái, Sầm Sơn năm; Lễ hội Carnival đường phố; Chương trình nghệ thuật Thứ 7 hàng tuần - SunFest Thanh Hóa; Đăng cai điểm đến và đi 1 chặng; giải đua xe đạp toàn quốc Cup VTV - Tôn Hoa Sen…

Đồng thời, tiếp tục duy trì tổ chức tốt các Lễ hội truyền thống của thành phố như: Lễ hội Cầu phúc, lễ hội bánh chưng - bánh giầy; lễ hội Cầu ngư - Bơi chải... tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè, nhân dân và du khách góp phần quảng bá, giới thiệu về du lịch Sầm Sơn đến khách du lịch trong và ngoài nước.

Ngoài tổ chức các lễ hội, Sầm Sơn còn trú trọng công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Đã tổ chức tập huấn, khám sức khoẻ cho toàn nhân viên trong các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, các cơ sở kinh doanh có điều kiện; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, thanh tra, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, về phòng chống dịch nhằm phục vụ tốt cho khách và yên tâm khi đến du lịch. Trong năm 2022, trên địa bàn Sầm Sơn dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt, không xảy ra ngộ độc thực phẩm, không phát sinh dịch bệnh.

Hiện nay trên địa bàn thành phố có trên 710 cơ sở lưu trú du lịch với trên 25.000 phòng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; trong đó 105 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 1 đến 5 sao, với 6.955 phòng; 50 nhà hàng phục vụ ăn uống có sức chứa từ 300 người trở lên và trên 250 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, thương mại khác, cơ bản đáp ứng nhu cầu của du khách…

Thành phố nhỏ nhất cả nước đón lượng du khách gấp 64 lần dân số, thu 14.000 tỷ đồng từ du lịch - Ảnh 3.

Festival trên đường phố

Bà Vương Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Thanh Hóa đánh giá, bên cạnh hình thức du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng truyền thống, Sầm Sơn đã khai phá loại hình du lịch sự kiện, du lịch văn hóa – lễ hội với nhiều dư địa phát triển trong tương lai.

Việc các tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam… đầu tư những dự án tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí quy mô lớn tại Sầm Sơn chắc chắn sẽ đưa thành phố tiếp tục tăng trưởng cao về thu hút khách du lịch, tạo ra những dịch vụ đẳng cấp, đưa Sầm Sơn trở thành thành phố du lịch trọng điểm ở khu vực phía Bắc trong thời gian sắp tới.


NHIỀU HẠN CHẾ KHIẾN SẦM SƠN CHƯA PHÁT HUY HẾT TIỀM NĂNG

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết mùa du lịch 2022, ông Bùi Quốc Đạt, Phó Chủ tịch thành phố Sầm Sơn, đã chỉ rõ những những tồn tại và hạn chế cần khắc phục để du lịch Sầm Sơn phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có.

Ông Đạt cho rằng tốc độ phát triển của du lịch Sầm Sơn còn chậm, các hoạt động du lịch còn mang nặng tính thời vụ, thời gian cao điểm đón khách trong năm chỉ được 80 đến 100 ngày. Chất lượng dịch vụ chưa cao, giá trị gia tăng thấp, các dịch vụ cao cấp chưa phát triển.

Hệ thống các ấn phẩm du lịch còn nghèo nàn, thiếu các dịch vụ trải nghiệm đẳng cấp quốc tế, bước đầu mới chỉ tập trung khai thác sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển. Ngay cả sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển cũng mới đáp ứng được phân khúc khách hàng bình dân, đại trà.

Vì thế, đón hơn 7 triệu lượt khách nhưng doanh thu du lịch chỉ đạt loanh quanh 14.000 tỷ. Bình quân mức chi tiêu chỉ khoảng 2 triệu đồng cho mỗi du khách là mức rất thấp so với các địa phương khác trong nước, chưa thể so sánh với các thành phố du lịch trong khu vực.

Thành phố nhỏ nhất cả nước đón lượng du khách gấp 64 lần dân số, thu 14.000 tỷ đồng từ du lịch - Ảnh 4.

Lễ hội hóa trang

Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn nhỏ lẻ, chậm ứng dụng công nghệ, hiệu quả mang lại chưa cao so với nhu cầu đặt ra. Thương hiệu, hình ảnh về du lịch Sầm Sơn chưa thật sự nổi bật, đặc biệt là công tác truyền thông, xúc tiến thị trường phía Nam. Công tác tiếp thị du lịch quốc tế gần như còn bỏ ngỏ, tự phát.

Một trong những tồn tại còn nhức nhối là môi trường du lịch của thành phố còn nhiều hạn chế. Công trình xử lý nước thải tập trung đã xuống cấp, công suất xử lý nhỏ so với nhu cầu thực tế, nhất là trong những tháng cao điểm của mùa hè khi lượng du khách đổ về Sầm Sơn rất lớn.

Bên cạnh đó, nhà máy xử lý rác thải được đầu tư theo hình thức xã hội hóa còn chậm tiến độ, sau nhiều năm hiện mới chỉ đáp ứng cơ bản công tác giải phóng mặt bằng. Điều đó khiến thành phố bị quá tải trong những tháng cao điểm du lịch khi lượng rác thải từ sinh hoạt rất lớn.

Ông Đạt cũng cho biết, dịch vụ vận tải hành khách bằng xe điện còn nổi cộm nhiều vấn đề hạn chế, gây bức xúc cho du khách. Việc chèo kéo, đeo bám khách, đậu đỗ sai quy định vẫn còn phổ biến. Tình trạng thỏa thuận giá, không tuân thủ việc tính cước theo đồng hồ khiến mặt bằng giá cả không thống nhất, gây thắc mắc cho du khách. Hiện tượng đưa du khách đi chơi, đi mua sắm, ăn uống bắt tay với các cơ sở kinh doanh để “cắt cò”, hưởng hoa hồng còn phổ biến.


ĐỂ SẦM SƠN TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ DU LỊCH TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi đã ghi nhận và biểu dương kết quả tăng trưởng du lịch của thành phố Sầm Sơn trong năm 2022.

Trong những năm qua, với việc ưu tiên tập trung các nguồn lực từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án du lịch lớn, đẳng cấp từ các tập đoàn lớn trong nước, du lịch Sầm Sơn đã phát huy được lợi thế, tạo sự bứt phá mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh du lịch; từng bước hiện thực hóa định hướng phát triển thành phố Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch quốc gia theo Chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Thành phố nhỏ nhất cả nước đón lượng du khách gấp 64 lần dân số, thu 14.000 tỷ đồng từ du lịch - Ảnh 5.

Đền Độc cước

Để hoàn thành mục tiêu năm 2023 đón 7,25 triệu lượt khách, ông Thi đề nghị TP Sầm Sơn tiếp tục tăng cường hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, làm tốt công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động du lịch, đặc biệt là trong quản lý giá cả, quản lý kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng xe điện.

Tăng cường liên kết, kết nối du lịch Sầm Sơn với các khu, điểm du lịch của các địa phương trong tỉnh nhằm khai thác hiệu quả các tour, tuyến du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Nghiên cứu, phối hợp với các sở, ngành trong tỉnh xây dựng kế hoạch, chiến lược làm mới diện mạo và xây dựng thương hiệu mạnh cho du lịch Sầm Sơn, làm mới sản phẩm dịch vụ, để mỗi năm Sầm Sơn có ít nhất một cái mới, tạo điểm nhấn khác biệt, tạo sự cạnh tranh với nhiều khu, điểm du lịch biển trong tỉnh và trong khu vực; hướng đến xây dựng và phát huy “hương sắc bốn mùa” của du lịch Sầm Sơn...

Theo VnEconomy

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.

Hoàn thành đăng kiểm, 17 đoàn tàu metro số 1 chờ khởi hành

Hoàn thành đăng kiểm, 17 đoàn tàu metro số 1 chờ khởi hành

17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.

Doanh nghiệp Nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán?

Doanh nghiệp Nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán?

Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.

'Vòng xoáy' Xuyên Việt Oil của Mai Thị Hồng Hạnh để đi mua chuộc cán bộ

'Vòng xoáy' Xuyên Việt Oil của Mai Thị Hồng Hạnh để đi mua chuộc cán bộ

Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.