Theo khảo sát được S&P Global, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của khu vực đã giảm từ mức 48,5 trong tháng 8 xuống mức 48,4 trong tháng 9, thấp nhất trong 27 tháng qua. Chỉ số này không chênh lệch đáng kể so với mức 48,5 ước tính sơ bộ trước đó và tiếp tục thấp hơn ngưỡng 50 phân định kinh tế tăng trưởng hay suy giảm.
Trong khi đó, chỉ số sản lượng cũng giảm từ 46,5 trong tháng xuống 46,3 trong tháng 9, đánh dấu tháng thứ 4 liên tiếp thấp hơn ngưỡng 50. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá chỉ số PMI tổng hợp dự kiến công bố ngày 5/10 và được coi là một thước đo đáng tin cậy phản ánh sức khỏe của một nền kinh tế.
Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson của S&P Global, sự kết hợp giữa tình trạng sản xuất chậm lại và áp lực lạm phát ngày càng tăng sẽ càng gây thêm lo ngại về triển vọng của nền kinh tế Eurozone. Nếu không kể đến ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế áp dụng trong thời gian đại dịch COVID-19, đây là lần đầu tiên các nhà sản xuất khu vực chứng kiến nhu cầu và sản lượng suy giảm ở cấp độ nghiêm trọng như vậy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào đầu năm 2009.
Theo một khảo sát của hãng tin Reuters (Anh) hồi tháng trước, nguy cơ kinh tế Eurozone rơi vào suy thoái trong vòng 1 năm là 60% và các chỉ dấu về PMI trong tương lai trước mắt cũng không sáng sủa.
Nhu cầu giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu vào đầu năm 2020, số lượng đơn hàng chờ giao giảm, số lượng hàng hóa thành phẩm chưa bán được lưu giữ trong các kho tăng khi các nhà máy tăng giá bán để bù cho chi phí tăng. Điều này đồng nghĩa rằng tâm lý lạc quan ngày càng thu hẹp và chỉ số sản lượng tương lai cũng đã giảm nhanh, từ mức 52,7 xuống 45,3, thấp nhất kể từ tháng 5/2020.
Theo nhà kinh tế Williamson, chi phí tăng cộng với nhu cầu giảm cũng khiến chỉ số niềm tin kinh doanh của các công ty thấp hơn trong tháng 9, theo đó các công ty giảm mua đầu vào và giảm tăng trưởng việc làm trong lúc chuẩn bị cho một mùa Đông khó khăn trước mắt.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...