Theo báo cáo ngành phân bón của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), hiện nay Việt Nam đã tự chủ trong việc sản xuất phân ure, phân lân và NPK, riêng phân kali phải nhập khẩu hoàn toàn do không có quặng Potash.
Tổng công suất sản xuất các loại phân bón trong nước đều vượt nhu cầu tiêu thụ mỗi năm. Dẫn đầu là NPK, chiếm 35% tổng nhu cầu cả nước do mang tính kinh tế cao. Loại phân quan trọng thứ 2 là ure, chiếm 28%, tiếp đến phân lân với 17% và các loại phân bón khác.
Nhìn chung, về phân khúc thị trường NPK khá phân mảnh với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp do rào cản gia nhập thấp. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp nhỏ lẻ và hộ kinh doanh thường sử dụng công nghệ đơn giản pha trộn các loại phân đơn ở khâu đầu vào, trong khi các công ty lớn dùng công nghệ hiện đại, công thức hóa học phức tạp hơn để sản xuất, dẫn đến sự chênh lệch về chất lượng và giá bán.
Hiện nay, Các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh chiếm khoản 52% thị phần NPK, trng khi đó doanh nghiệp có sản lượng lớn nhất nước là Phân bón Bình Điền (BFC) và Hóa chất Lâm Thao (LAS) chỉ chiếm lần lượt 15 và 19%.
Về thị phần ure cả nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giữ vị trí thống trị với thị phần khoảng 65%, trong khi Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) chiếm gần 30%. Các công ty con thuộc Tập đoàn PVN (DPM, DCM) chiếm lĩnh thị trường miền Nam và khu vực Tây Nguyên, các công ty thuộc Vinachem chi phối thị trường phía Bắc.
Theo đánh giá của ngân hàng RaboBank (Nhà cung cấp dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia, trụ sở Hà Lan) đối với triển vọng năm 2024, dự báo tổng sản lượng tiêu thụ phân bón toàn cầu tăng 5% so với năm 2023 nhờ giá bán thấp hơn và nguồn cung được cải thiện.
Ngân hàng RaboBank cũng đưa ra những phân tích và dự báo lượng tiêu thụ phân lân toàn cầu trong năm 2024 sẽ đạt 35,2 triệu tấn, trong khi đó sản lượng phân lân sẽ đạt 35,3 triệu tấn, tạo ra một thị trường khá cân đối.
Việt Nam có thể sản xuất được phân lân nhờ có quặng Apatite, tuy nhiên công nghệ sản xuất đơn giản (chủ yếu nhập máy móc thiết bị từ Trung Quốc), nên chất lượng phân trong nước kém hơn các loại phân nhập khẩu. Các công ty sản xuất phân lân có công suất lớn hiện nay như LAS, DDV đều thuộc tập đoàn Vinachem.
Cán cân cung - cầu thế giới cân bằng
Cũng theo VDSC, nguồn cung ure thế giới trong năm 2024 sẽ được cung cấp chủ yếu từ các nước xuất khẩu lớn như Trung Quốc và Nga.
Uớc tính, trong quý II/2024, công suất sản xuất ure của Trung Quốc sẽ tăng lên tới 188.000 tấn/ngày, vượt xa mức trung bình của cả năm 2023 khoảng 14%. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy ure tại nước này ước đạt 60 triệu tấn/năm, trong khi lượng tiêu thụ trong nước chỉ chiếm khoảng 50% và thường tập trung vào các mùa vụ cao điểm của 6 tháng đầu năm. Với việc công suất sản xuất dư thừa, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh thị trường xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm.
Mặt khác, với trữ lượng khí dồi dào, giá thành sản xuất ure tại Nga rất thấp và chỉ bằng một nửa so với các nhà máy khác tại Châu Âu. Điều này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại Nga có giá thành cạnh tranh hơn trong thị trường xuất khẩu.
Với nhu cầu nhập khẩu từ các nước lớn giảm trong năm 2024, trong khi nguồn cung từ Trung Quốc và Nga vẫn hiện hữu, Hiệp hội lương thực thế giới (IFA) dự báo giá ure có thể dao động từ 320 - 350 USD/tấn trong năm 2024, không chênh lệch quá nhiều so với mức trung bình 358 USD/tấn trong năm 2023.
Trong khi đó, VDSC dự đoán sản lượng tiêu thụ ure trong nước sẽ không biến động nhiều so với năm 2023, vì giá bán trong nước cao hơn từ 5 – 10% so với giá thế giới. Đây cũng là nguyên nhân tạo ra áp lực cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước do nguồn phân bón nhập khẩu có giá rẻ hơn.
Bên cạnh đó, triển vọng xuất khẩu không còn nhiều, trong khi tổng công suất sản xuất phân bón trong nước đã vượt hoặc gần như tương đương nhu cầu tiêu thụ mỗi năm, khiến thị trường phân bón gần như bão hòa. Do đó, cơ hội gia tăng sản lượng từ nhu cầu tăng là không lớn.
Tổng công suất thiết kế NPK trong nước gần 4 triệu tấn/năm, hiệu suất hoạt động trung bình ngành qua các năm dao động từ 49% đến 60%, cho thấy hầu hết các công ty sản xuất trong nước đều đang gặp tình trạng dư thừa công suất.
So với mức đỉnh trong tháng 6/2022, giá phân bón NPK giảm chậm và giữ ổn định hơn so với các loại phân đơn khác. Nguyên nhân chủ yếu là do phân bón NPK mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Theo ước tính, ure đầu vào chiếm khoảng 50% chi phí sản xuất NPK, kali chiếm khoảng 28% và phân lân chiếm khoảng 22%. Do đó, biên lợi nhuận của các công ty sản xuất NPK thường biến động ngược chiều với biến động giá ure.
VDSC cũng nhận định, những doanh nghiệp tham gia thị trường sau với công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn, hoạch định chiến lược kinh doanh rõ ràng hơn sẽ chủ động gây sức ép tiêu cực lên thị phần của những công ty lâu năm trên thị trường nhưng ít năng động.
Trong năm 2024, thị phần ure đã bão hòa nên hầu hết các doanh nghiệp lớn như DPM và DCM đều muốn gia tăng thị phần tại phân khúc NPK. Và gần đây nhất là thương vụ của DCM mua lại nhà máy sản xuất NPK Hàn – Việt (KVF), công suất đạt 360.000 tấn/năm. Sau thương vụ này, tổng công suất NPK của DCM lên 660.000 tấn/năm.
Thâm nhập thị trường từ cuối 2018 nhưng sản lượng tiêu thụ hằng năm của DPM chỉ dao động từ 40% - 50% công suất thiết kế. Phân khúc NPK của DPM chỉ mới phục hồi trong quý I với biên lợi nhuận gộp đạt 5%, trong khi ghi nhận lỗ gộp trong 4 quý liền kề trước đó.
Mặc dù có lợi thế về khả năng tự chủ nguồn ure đầu vào nhưng theo đánh giá của VDSC, các công ty lớn như DPM và DCM cần thời gian và các chiến lược phù hợp để thâm nhập hiệu quả vào thị phần NPK.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.