Thứ năm, 09/05/2024

Thị trường "rực lửa" phiên sáng đầu tuần, VN-Index có thời điểm giảm sốc hơn 41 điểm

18/03/2024 11:55 AM (GMT+7)

Tạm đóng cửa phiên sáng nay (18/3), VN-Index giảm 35,91 điểm (-2,84%) về 1.227,87 điểm; trong khi HNX-Index giảm 5,66 điểm (-2,36%) về 233,87 điểm; còn UPCoM-Index giảm -1,8 điểm (-1,97%) về 89,55 điểm.

Mở cửa phiên sáng nay (18/3), diễn biến giằng co xuất hiện ngay đầu phiên giao dịch khi các chỉ số chính đều dao động quanh mức tham chiếu, điều này cho thấy tâm lý khá thận trọng của nhà đầu tư.

VN-Index có thời điểm giảm sâu hơn 41 điểm

Thời điểm 9h30, tại rổ VN30, sắc đỏ chiếm ưu thế với 16 mã giảm, 5 mã đứng giá và chỉ có 9 mã tăng. Trong đó, MSN, FPT, MBB là những cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất. Ở chiều ngược lại, GVR và VIC là những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất.

Thời điểm này, nhóm cổ phiếu xây dựng và bất động sản gây chú ý khi các mã cổ phiếu như DIG tăng 2,28%, DXG tăng 1,90%, CEO tăng 1,36%, trong khi đó các mã khác như NVL, PDR, TCH, CII, HDC, BCR, HQC... cũng tăng nhẹ.

Trong nhóm này, tiêu điểm là cổ phiếu DIC Corp khi mã này thậm chí khớp lệnh gần 40 triệu đơn vị chỉ sau hơn 1 giờ giao dịch. Có thời điểm mã DIG còn tăng trần lên mức 30.450 đồng/CP.

Thị trường "rực lửa" phiên sáng đầu tuần, VN-Index có thời điểm giảm sốc hơn 41 điểm- Ảnh 1.

Thời điểm 11h25, VN-Index giảm hơn 41 điểm, về 1.222 điểm.

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán cũng cho tín hiệu tích cực đầu phiên với SHS tăng 1,57%, VIX tăng 0,24%, VND tăng 0,21%... Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ bị sắc đỏ bao phủ ngay đầu phiên giao giao dịch. Các cổ phiếu như MWG giảm 0,29% và PNJ giảm 1,80%.

Tưng tự, các cổ phiếu nhóm ngành hóa chất gặp áp lực bán mạnh, trong đó DGC và CSM giảm sàn.

Thời điểm 10h30, chỉ số VN-Index giảm tới gần 30 điểm, giao dịch quanh mức 1.234 điểm. HNX-Index giảm 4,22 điểm, giao dịch quanh mức 235,26 điểm.

Rổ VN30 thời điểm này tăng giảm đan xen nhưng lực bán có phần lấn lướt hơn. Trong đó, BID, GVR, VCB và CTG là những mã gây áp lực lớn đến thị trường. Chiều ngược lại, DIG, DHG, VIC và TCH đang được mua mạnh song mức đóng góp không đáng kể vào đà tăng của chỉ số.

Thanh khoản thời điểm này trên sàn HoSE đã vượt hơn 15.000 tỷ đồng.

Thời điểm 10h30, nhóm sản xuất nhựa - hóa chất vẫn đang chịu áp lực bán mạnh với các ông lớn như GVR giảm 4,62%, DGC giảm 6,85%, DCM giảm 4,23% và DPM giảm 3,43%. Sau đó, mã DGC giảm kịch sàn cho đến kết phiên sáng.

Thị trường "rực lửa" phiên sáng đầu tuần, VN-Index có thời điểm giảm sốc hơn 41 điểm- Ảnh 2.

Các mã cổ phiếu ảnh hưởng mạnh đến chỉ số VN-Index phiên hôm nay (18/3)

Gây chú ý nhóm cổ phiếu bất động sản thời điểm này là mã cổ phiếu của "ông lớn" Coteccons (HoSE: CTD) giảm kịch sàn về 71.600 đồng/cp với khối lượng khớp lên tới 3,74 triệu đơn vị và trắng bên mua.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng không thoát được xu hướng, giảm mạnh. Tuy vậy bất ngờ khi trong đó vẫn còn một số mã "xanh mướt", ngược chiều tăng điểm. Trong đó, EIB gây bất ngờ khi vẫn tăng nhẹ trong bối cảnh ngân hàng Eximbank đang bị nhắc tới liên tục liên quan vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng vào 11 năm trước, nay dư nợ lên đến 8,8 tỷ đồng.

Lực bán gia tăng đẩy thị trường chứng khoán giảm mạnh hơn ngay sát giờ nghỉ trưa. Lúc 11h20, VN-Index giảm 38 điểm về mốc 1.225. Toàn thị trường có gần 800 mã giảm so với gần 130 mã tăng.

Thời điểm 11h25, VN-Index giảm hơn 41 điểm, về 1.222 điểm, sau đó phục hồi nhẹ.

Tạm đóng cửa phiên sáng nay, VN-Index giảm 35,91 điểm (-2,84%) về 1.227,87 điểm; Trong khi HNX-Index giảm 5,66 điểm (-2,36%) về 233,87 điểm; còn UPCoM-Indexgiảm -1,8 điểm (-1,97%) về 89,55 điểm.

Giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt hơn 30,14 nghìn tỷ đồng.

Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam nhận định, phiên sáng hôm nay có thể chỉ là phiên "đạp" thị trường của "cá mập" để gom hàng vì thực tế không có thông tin tiêu cực gì trên thị trường cả.

"Nhà đầu tư nên giữ tâm lý bình tĩnh, không nên bán tháo theo thị trường. Thậm chí, những nhà đầu tư chưa có cơ hội tham gia thị trường thời gian qua thì đây là cơ hội mua vào những cổ phiếu tốt, hoặc những nhà đầu tư mới chốt lời gần đây thì có thể tận dụng những nhịp rung lắc này để gom hàng", ông Phương khuyến nghị.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm nay 9/5 thông báo đã bổ nhiệm bà Mariam Sherman làm Giám đốc Quốc gia mới của WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào.

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Chương trình đào tạo về Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) là một phần trong hoạt động hỗ trợ của Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) nhằm thúc đẩy triển khai thị trường carbon tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Biến đổi khí hậu (Cục BĐKH), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).

6 nhà máy lớn tại Việt Nam vẫn chưa cung ứng đủ, Samsung sẽ xây thêm

6 nhà máy lớn tại Việt Nam vẫn chưa cung ứng đủ, Samsung sẽ xây thêm

Samsung Electro-Mechanics (SEM), nhánh làm bán dẫn và các bộ phận máy ảnh của Tập đoàn Samsung, đang chuẩn bị xây một nhà máy mới tại Việt Nam -- nơi Samsung đang vận hành 6 nhà máy lớn.

Hé lộ tỷ lệ nắm giữ của cổ đông lớn mới tại công ty bầu Đức

Hé lộ tỷ lệ nắm giữ của cổ đông lớn mới tại công ty bầu Đức

Thông qua việc mua cổ phiếu mới phát hành, CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS) và những cá nhân liên quan đang sở hữu tỷ 8,47% vốn của Công ty Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức -- doanh nhân Đoàn Nguyên Đức.

Nhu cầu vàng tại Việt Nam vẫn tăng mạnh đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục

Nhu cầu vàng tại Việt Nam vẫn tăng mạnh đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục

Tổng nhu cầu tiêu dùng vàng tại Việt Nam trong quý I/2024 tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp giá vàng thế giới không ngừng leo thang, Hội đồng Vàng Thế giới cho biết hôm nay (7/5).

4 tháng đầu năm, các nền tảng công nghệ nước ngoài nộp bao nhiêu tiền thuế?

4 tháng đầu năm, các nền tảng công nghệ nước ngoài nộp bao nhiêu tiền thuế?

Google, Meta (tập đoàn mẹ của Facebook), Microsoft, TikTok, Netflix và các nhà cung cấp nước ngoài khác đã nộp thuế 3.900 tỷ đồng cho Việt Nam, theo Tổng cục Thuế. Trong 2 tháng đầu năm, con số này đạt hơn 2.000 tỷ đồng.