Ngày 26/4, Công ty CP Phân bón Bình Điền (mã chứng khoán: BFC) tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024. Ông Ngô Văn Đông - Tổng giám đốc Phân bón Bình Điền, đã cập nhật kết quả kinh doanh mới nhất của công ty.
Ông Đông cho biết quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận ấn tượng, bởi cùng kỳ năm ngoái, tức quý I/2023, Phân bón Bình Điền lỗ sau thuế gần 40 tỷ đồng.
Trao đổi riêng với phóng viên, CEO Bình Điền Ngô Văn Đông cho biết kết quả kinh doanh quý I/2024 đến từ sự chuẩn bị nguyên vật liệu, giá nông sản, rau quả các loại, giá lúa gạo, cà phê đều tăng cao.
Hiện giá cà phê tăng liên tục, dù giá lúa thấp hơn năm 2023 nhưng nông dân vẫn có lợi nhuận tốt. Điều này kích thích nhu cầu sử dụng phân bón của nông dân.
“Chúng tôi đã chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu tương đối tốt, sản lượng tiêu thụ gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu cao cộng với việc được chuẩn bị tốt từ sớm nên kết quả đạt được rất khả quan”, ông Đông đánh giá.
Tuy nhiên, ông cho rằng tình hình kinh doanh phân bón năm 2024 vẫn khó đoán định vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều yếu tố từ giá cả thế giới, thời tiết, khí hậu và các nguồn lực khác.
Theo ông Đông, năm 2024, dự báo tình hình quốc tế và trong nước còn nhiều yếu tố bất lợi, giá cả nông sản, phân bón không ổn định, thời tiết diễn biến phức tạp, bảo hộ mậu dịch, chiến tranh thương mại giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, đặc biệt là ảnh hưởng lớn từ xung đột Nga - Ukraine… sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trong nước.
Trước tình hình này, Phân bón Bình Điền sẽ theo sát diễn biến thị trường để có những giải pháp linh hoạt, ứng phó kịp thời.
Đặc biệt, công ty duy trì và phát triển các thị trường chiến lược, truyền thống, đồng thời mở rộng và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Đồng thời, có chính sách hợp lý để phát triển thị trường mới nhưng chưa có kênh phân phối, chú trọng giữ vững và phát triển thị trường trong nước và Campuchia, phát triển thị trường Lào và một số nước trong khu vực.
Về chiến lược sản phẩm, Bình Điền chú trọng phát triển dòng sản phẩm hàm lượng dinh dưỡng cao; nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm mới phù hợp với biến đổi khí hậu, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và định hướng phát triển nông nghiệp của Chính phủ.
Ngoài các sản phẩm thế mạnh hiện nay, “ông lớn” phân bón này sẽ xem xét đưa vào sản xuất các sản phẩm mới đã thử nghiệm thành công trong năm 2023, tăng cường hoạt động tư vấn, khuyến cáo để nâng cao giá trị sử dụng sản phẩm; tiếp tục cải tiến và hoàn thiện mẫu mã bao bì để tạo tính đồng bộ, nâng cao giá trị thương hiệu.
Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản lượng sản xuất đạt 568.000 tấn; sản lượng tiêu thụ 568.000 tấn; doanh thu mục tiêu 7.137 tỷ đồng (giảm 18% so với kết quả đạt được 2023). Dù doanh thu giảm nhưng Bình Điền đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm nay tăng 7%, đạt 210 tỷ đồng.
Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.
Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.