Nhiều nhà đầu tư bất động sản cho biết, sản phẩm nhà liền thổ đang mở bán tại TP.HCM liên tục thiết lập đỉnh giá mới, tốc độ tăng giá 20-25% một năm.
Cụ thể, DKRA Vietnam cho biết, 8 tháng đầu năm 2022, giá chào bán nhà liền thổ tại TP.HCM trên thị trường sơ cấp (chủ đầu tư chào bán lần đầu) liên tục leo thang, lập mặt bằng giá mới tại các khu vực công bố sản phẩm.
Đơn cử, dự án The Classia tọa lạc tại mặt tiền đường Võ Chí Công (TP.Thủ Đức) có giá 18,8 tỷ đồng một căn một trệt 3 lần. Dự án có quy mô 4,3 ha mở bán 176 căn nhà liền thổ, đã hoàn tất xây dựng hạ tầng, đang hoàn thiện tiện ích và cất nóc các sản phẩm, dự kiến bàn giao cuối năm. Dự án này cũng xác lập mức giá nhà liền thổ cao nhất trên trục đường Võ Chí Công.
Một đại diện khác là Masterise Homes cũng tung ra siêu dinh thự với giá dự kiến lên đến 250- 700 tỷ đồng một căn tại phường Long Bình, quận 9 cũ, lập kỷ lục giá nhà liền thổ tại TP.Thủ Đức. Trước đó, chủ đầu tư này cũng chào bán dự án The Global City thuộc quận 2 cũ, nằm gần khu đô thị Thủ Thiêm với giá nhà liền thổ 400 triệu/m2 và cũng lập mặt bằng giá mới tại khu vực này.
Chuyên gia DKRA Việt Nam cho biết giá nhà phố, biệt thự ở sơ cấp ở TP.HCM trong 6 tháng đầu năm có xu hướng thiết lập mặt bằng giá mới với mức giá bán cao nhất 700 tỷ đồng một căn. Trong khi đó, Colliers cũng thống kê giá bán nhà gắn liền với đất tại TP.HCM cuối quý 2 đã tăng 10-15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Võ Hồng Thắng - Phó Giám đốc R&D DKRA Vietnam, trong các tháng đầu năm 2022, loại hình nhà phố, biệt thự tại TP.HCM tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới. Tuy vậy, lượng tiêu thụ có dấu hiệu tăng. Trong đó, khu Đông tiếp tục là khu vực chủ đạo dẫn dắt thị trường, chiếm 58% tổng nguồn cung và 68% tổng lượng tiêu thụ mới trong 6 tháng đầu năm 2022.
Chuyên gia của DKRA nhận xét, nguồn cung mới nhà phố, biệt thự có xu hướng dịch chuyển mạnh về các tỉnh lân cận TP.HCM như Đồng Nai, Bình Dương, Long An… nơi có quỹ đất còn nhiều, hạ tầng đang dần hoàn thiện và quy hoạch giao thông kết nối liên tỉnh được triển khai. Mức tiêu thụ tập trung chủ yếu tại các dự án quy mô lớn, quy hoạch bài bản và được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín, có tên tuổi trên thị trường.
Theo đó, nhiều nhà đầu tư không đủ tài chính, không chịu được "nhiệt" của thị trường TP.HCM đã tìm về thị trường vùng ven để tìm kiếm cơ hội. Trong bối cảnh nguồn cung nhà liền thổ tại TP.HCM tiếp tục hạn chế dự án mới mở bán thì các tỉnh lân cận giáp ranh lại đang "ngược sóng", nguồn cung liên tục mở rộng quy mô. Riêng trong quý 2/2022, tại khu vực lân cận Tp.HCM có 2.362 căn mở bán mới. Đồng Nai và Bình Dương dẫn đầu nguồn cung mới lần lượt là 1.256 căn và 1.076 căn.
"Với sự phổ biến ngày càng tăng của xu hướng làm việc từ xa và hạ tầng cải thiện, người mua nhà chấp nhận di chuyển xa hơn để đạt được môi trường sống chất lượng hơn. Các thị trường mới như Bình Dương, Đồng Nai, Long An… sẽ được chú ý nhiều hơn cùng với sự dịch chuyển này", đại diện JLL Việt Nam nhấn mạnh.
Theo đó, hàng loạt dự án biệt thự, nhà phố ven TP.HCM đang chuẩn bị bung hàng ra thị trường. Đơn cử tại Bình Dương, các dự án bất động sản liền thổ như Phúc An Garden, New Times City, Oasis City Bình Dương, Khu đô thị thương mại Richhome, IJC@VSIP, Mỹ Phước 3… là nguồn cung bổ sung cho sự thiếu hụt dự án mới tại thị trường TP.HCM những năm qua.
Riêng tại khu vực Biên Hòa (Đồng Nai), dự án KĐT Izumi City (tên thương mại của dự án Dong Nai Waterfront) quy mô 170ha do Nam Long và Hankyu Hanshin Properties (Nhật Bản) đầu tư, chuẩn bị cung ứng cho thị trường dòng sản phẩm nhà phố, biệt thự. Tại khu vực Nhơn Trạch (Đồng Nai), Dự án KĐT Nam Long Đại Phước cũng đang rục rịch thị trường với quy mô hơn 45 ha, bao gồm các loại hình như nhà phố, biệt thự Valora, shophouse...; đây được xem là nguồn cung điểm nhấn của thị trường khu Đông cuối năm nay.
Đáng chú ý, dự án Aqua City quy mô 1.000ha của Novaland cũng đang rục rịch các phân khu mới ra thị trường từ này đến cuối năm. Cùng với đó, khu đô thị này cũng chào đón những cư dân đầu tiên vào ở vào cuối năm 2022.
Dự báo diễn biến thị trường các tháng cuối năm 2022, ông Hồ Đắc Duy - Quản lý Bộ phận Kinh doanh Nhà ở Savills Việt Nam cho hay, thời gian tới, xu hướng nguồn cung bất động sản liền thổ hạn chế tại TP.HCM sẽ tiếp tục duy trì. Song, đây là cơ hội cho các thị trường lân cận với hệ thống giao thông hạ tầng cải thiện.
"Bối cảnh hiện tại, bất động sản liền thổ vẫn là kênh đầu tư hiệu quả và nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh tình hình lạm phát tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới. Dòng sản phẩm này phù hợp với nhà đầu tư có dòng tài chính ổn định, có thể đầu tư trong trung và dài hạn", vị chuyên gia cho hay.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.
Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Tại TP.HCM, dọc tuyến Metro số 2 sẽ có ba khu "đất vàng" được quy hoạch theo mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD).